TheếNgatăngtrưởngmạnhgiữabãotrừngphạtrận đấu sanfrecce hiroshimao hãng tin RT, phát biểu tại cuộc họp báo sau khi IMF công bố Báo cáo Triển vọng Kinh tế châu Âu mới nhất, ông Kammer đã nhắc tới khả năng phục hồi của nền kinh tế Nga, dù Moscow phải đối mặt với các lệnh trừng phạt trên diện rộng.
“Điều chúng tôi dự báo cho Nga là tăng trưởng thực sự trong năm nay, và chúng tôi cũng đã ghi nhận sự tăng trưởng khá mạnh trong năm 2023. Điều này có được là do hoạt động kinh tế vẫn tốt nhờ khối lượng xuất khẩu dầu được duy trì trong lúc giá cao”, ông Kammer nói.
Cũng theo ông Kammer, Nga đang có sự phục hồi về tiêu dùng, tăng lương thực tế, và thị trường lao động mạnh mẽ. Vị quan chức IMF giải thích thêm, phần lớn tăng trưởng kinh tế Nga có được nhờ “sự bùng nổ đầu tư” vào các doanh nghiệp nhà nước, mà đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng, cũng như gia tăng đầu tư liên quan đến thay thế nhập khẩu.
Đầu tuần trước, IMF đã nâng mức dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Nga, với kỳ vọng GDP của Nga sẽ tăng 3,2% trong năm nay, trong khi mức dự báo hồi tháng 1 là 2,6%. Nga được cho sẽ vượt lên trên một số nền kinh tế lớn của phương Tây về mức tăng trưởng trong năm 2024 bao gồm Mỹ(2,7%), Anh (0,5%), Pháp (0,7%), và Đức (0,2%).
Trong khi đó, Bộ Kinh tế Nga dự tính tăng trưởng GDP năm 2024 của nước này sẽ đạt 3,6%, bằng với mức năm ngoái.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, khả năng phục hồi của nền kinh tế Nga trước các lệnh trừng phạt phương Tây là nhờ Moscow nhanh chóng chuyển hướng thương mại sang phương Đông, và nhiều chính sách kinh tế đã được thực hiện để bù đắp tác động của lệnh trừng phạt.
>> Đọc tin thế giới nhanh nhất trên báo VietNamNet