Quảng cáo game cứ như là nô lệ tình dục
Mặc dù hình thức quảng cáo game bằng clip viral đang trở thành trào lưu thịnh hành ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên cái cách mà NPH Game Việt Nam đang thực hiện bằng những hình ảnh nhạy cảm,ảngcáogameởViệtNamcứnhưlànôlệtìnhdụkèo đá banh tối nay nội dung hướng đến sự dung tục đã khiến dư luận trong thời gian gần đây phải phẫn nộ.
Bởi chính những hình ảnh lố lăng trong các clip quảng bá game càng làm hình ảnhgame thủ trở nên xấu xí trong suy nghĩ nhiều người. Đặc biệt là khi các vận động viên thể thao điện tử nước nhà nói riêng và nền thể thao điện tử còn non trẻ (eSports) nói chung đang cố gắng gầy dựng, ổn định và phát triển hòng tạo nên hình ảnh game tốt đẹp hơn trong mắt nhiều người về cả danh xưng game thủ. Ấy vậy lại bị chính những con người kinh doanh game online vô tâm đạp đổ, bất chấp hệ quả lâu dài để hướng theo cái gọi là “đi trước về muộn” bằng những clip dung tục, lăng xê sản phẩm mình lên theo cách "rẻ tiền".
Vì như nhiều người đã rõ, tại Việt Nam hình ảnh game thủ đã không mấy tốt đẹp trong suy nghĩ của xã hội bởi nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan. Và cũng từ những hình thức quảng bá thiếu lành mạnh này đã tiếp sức đẩy cụm từ game ngày càng rơi xuống vũng bùn lấm lem, biến ngành công nghiệp giải trí game ở nước nhà hiển nhiên trở thành thứ dơ bẩn trong mắt cộng đồng.
Nên nhớ, quảng cáo chưa bao giờ là vị cứu tinh duy nhất để giải quyết mọi vấn đề của sản phẩm. Game hay, game dở chỉ nằm ở nhu cầu và mỹ quan của từng game thủ. Vì thế người chơi cần và rất cần sự đánh giá trung thực về giá trị nội tại của sản phẩm hơn là xoáy mạnh vào nhu cầu tâm sinh lý nơi người chơi. Điều này hoàn toàn đi ngược với đạo lý truyền thống, văn hóa của con người Việt Nam và càng góp phần dìm chết đời sống tinh thần của giới trẻ, cụ thể ở đây là game thủ khi mà xã hội đang thiếu dần đi những sân chơi lành mạnh và bổ ích.
Cho nên không biết từ đâu đã tồn tại một niềm tin mù quáng cho rằng chỉ cần quảng cáo game bằng hình thức đồi trụy là có thể giải quyết được bài toán về sự khác biệt của sản phẩm hòng cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Cũng chính từ quan điểm sai lầm này đã biến thiên ra nhiều hệ quả khôn lường trong tương lai gần của ngành truyền thông game. Và tất nhiên người chịu thiệt thòi cuối cùng là game thủ - đa phần là học sinh - sinh viên.
Còn xét theo quan điểm xã hội học thì hiện tượng xã hội luôn có trước ý thức xã hội, chính vì lẽ đó mới có sự lúng túng trong việc áp dụng luật quản lý và xử phạt của nhà nước, dẫn đến sự manh nha qua nhiều loại hình thức quảng cáo game dung tục, đồi trụy len lỏi vào thị trường Việt Nam. Cho nên cách phòng chống tốt nhất vẫn là tuyên truyền và vận động để thay đổi tư duy lệch lạc về đạo đức, phẩm giá của một con người, một công dân và cả một game thủ.
Game thủ không phải ai cũng thèm tình dục
Bản chất con người ai cũng có nhục cảm, ai cũng cần tình dục để cân bằng đời sống tinh thần. Tuy nhiên không phải ai cũng thèm tinh dục, cụ thể là game thủ. Thèm và cần rất khác xa nhau về ý nghĩa đến suy nghĩ. Không phải game thủ nào tại Việt Nam cũng thèm tình dục như nhiều NPH Game nghĩ đến trong đầu. Họ có thể là phụ nữ, công – nhân viên chức, trẻ em và thậm chí là người lớn tuổi.
Vì thế sự trơ trẽn, dâm tục được các NPH Game nhồi nhét vào nội dung clip quảng cáo luôn là việc làm có chủ ý. Song điều đặt ra ở đây là NPH Game đã thật sự tìm hiểu kỹ đối tượng mà họ sẽ khai thác để sử dụng sản phẩm của mình chưa? Hay chỉ sản xuất, phát hành, và quảng cáo theo hình thức đại trà. Cũng như kiểu "thả phanh" chiến dịch quảng cáo mà bất cần suy nghĩ của người chơi đã, đang và sẽ sử dụng game của họ!?
Thiết nghĩ các cơ quan và ban ngành chức năng cần vào cuộc để can thiệp kịp thời. Khi mà trong thời gian vừa qua có rất nhiều NPH Game đang bắt đầu trào lưu quảng cáo sản phẩm theo hướng tình dục, gây hoang mang và lo lắng cho nhiều bậc phụ huynh đang có con em trong độ tuổi đi học hay chập chững trưởng thành.
Theo playpark
(责任编辑:La liga)
MobiFone nhắn tin cảnh báo bão cho người dân vùng tâm bão Doksuri
Hoang mang vì con trai sau dậy thì lại đổi giọng “mai mái”
Thúc đẩy sản xuất xanh, bền vững và thích ứng hơn tại khu vực Mekong
Hơn 3.000 người tập luyện ngày đêm cho đại lễ UNESCO vinh danh Xoè Thái
Chiếc iPhone 4 nguyên mẫi không có logo quả táo
Smartphone Huawei cao cấp được dự đoán sẽ dùng chip của Mỹ
Tết này, mẹ vui vì con đã được phẫu thuật
VinaPhone ra mắt tổng đài Khuyến nông dành riêng cho bà con nông dân
Hà Nội không còn bệnh nhân Covid