Gùi trên lưng một bó củi,ụnghìnhỗtrợgiámthịĐíchđếncủanhữngkhoảbong da keo nha cai cầm trên tay túi nilon đựng mèn mén và một chai nước lã - đó là hành trang của các em học sinh mỗi lần đến điểm trường Khau Ản (xã Du Tiến, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang) vào thời điểm cuối năm 2023. Đã có lúc, một miếng thịt, miếng cá là một mong muốn xa xỉ của các em học sinh trong bối cảnh đến rau cũng không đủ ăn...
Cách Khau Ản khoảng 120km, ban đại diện hội phụ huynh Trường THPT Tân Quang (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) đặt ra mức thu 700 nghìn đồng đối với các em học sinh lớp 12 với mục đích "hỗ trợ giám thị".
Còn tại TP Hà Giang, Trường THPT Lê Hồng Phong, nhiều em học sinh lớp 12 được ban đại diện phụ huynh vận động thu 400 nghìn đồng/học sinh với mục đích "mời cơm" hội đồng thi tốt nghiệp THPT.
Khi được hỏi về khoản thu nêu trên, ông Hoàng Anh Đức - Hiệu trưởng Trường THPT Tân Quang, đáp rằng: Nhà trường không tổ chức thu. Đồng thời, ông Đức "đẩy" trách nhiệm của khoản thu trên là do hội phụ huynh chủ động.
Trong báo cáo gửi Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang, đại diện Trường THPT Lê Hồng Phong cho rằng, việc thu là do "cha mẹ học sinh trực tiếp thực hiện".
Câu trả lời của lãnh đạo 2 nhà trường không gây bất ngờ vì nó phản ánh đúng thực tế khách quan đang diễn ra. Tuy nhiên, đích đến của các khoản thu nêu trên lại là điều đáng quan tâm. Dù với mục đích, tên gọi và do ai đứng ra vận động thu tiền, đối tượng thụ hưởng khoản phí nêu trên chắc chắn không phải là phụ huynh - chủ thể trực tiếp đóng góp. Không ai khác, họ chính là "giám thị", là "hội đồng thi".
Các lý do chính đáng đã được nhà trường đưa ra để hợp thức hóa các khoản thu trên. Đáng chú ý nhất là lý do: Đa số cha mẹ học sinh đều ủng hộ. Thực tế cho thấy, vấn đề của các khoản thu không chỉ nằm ở sự thống nhất cao trong các cuộc họp phụ huynh mà nằm ở việc ai khởi xướng đề xuất trên.
Trong cuộc họp phụ huynh công khai, rất ít cha mẹ can đảm đứng lên phản đối khoản thu này. Việc phản đối lại xuất hiện ở một diễn đàn ngoài cuộc họp - diễn đàn mạng xã hội. Phải đến khi lên mạng xã hội, sự việc về các khoản thu nêu trên mới được nhiều người biết đến, cơ quan chức năng vào cuộc, nhà trường báo cáo...
Thông tư 55 của Bộ GD-ĐT nêu rất rõ, ban đại diện hội cha mẹ học sinh tuyệt đối không được lợi dụng danh nghĩa ban để thu các khoản ngoài quy định. Ban giám hiệu, trong đó là hiệu trưởng, chắc chắn là những người hiểu Thông tư này hơn bất cứ ai.
Nhưng dưới "vỏ bọc" việc thu tiền đều do ban đại diện cha mẹ học sinh đứng ra thực hiện, các nhà trường quên mất quyền hạn của mình: Quyền từ chối.
Lý do từ chối nhận khoản tiền trên đã được luật hóa, còn lý do đồng ý thì nhà trường lại cho rằng mình vô can?! Trở lại câu chuyện của Trường THPT Lê Hồng Phong (TP Hà Giang), toàn trường có gần 400 học sinh lớp 12, với số tiền thu 400 nghìn đồng tương ứng với mỗi em, con số tổng sẽ trên 150 triệu. Phép tính cơ bản nêu trên đã nói lên phần nào tính chất, quy mô của bữa cơm mời hội đồng thi.
Hà Giang hiện nay vẫn còn là một tỉnh nghèo. Muốn thoát nghèo, việc đầu tư cho giáo dục đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Cách phân bổ nguồn lực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục của từng nhà trường cũng phần nào nói lên mục tiêu của từng đơn vị.
150 triệu đồng chắc chắn sẽ xây dựng một công trình giáo dục cho nhiều thế hệ học sinh thụ hưởng, lĩnh hội tri thức rộng lớn. Việc huy động một khoản tiền xã hội hóa với mục tiêu hướng đến các hoạt động vì giáo dục chắc hẳn, sẽ không phụ huynh nào băn khoăn, sẽ không nhà trường nào phải báo cáo, rà soát, rồi tiền lại hoàn về túi phụ huynh trong sự ồn ào.
Khởi phát đúng đắn của các khoản thu có lẽ được được đồng thuận nhất khi đích đến là các em học sinh thay vì "giám thị", "hội đồng thi".
Độc giả Hà An (Hà Nội)
Bạn đang đọc bài Vụ 700 nghìn hỗ trợ giám thị: Đích đến của những khoản thucủa độc giả Hà An đăng tải trên ban Giáo dục, báo VietNamNet. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Bạn đọc có ý kiến gì về vấn đề trên có thể gửi vào phần bình luận dưới bài viết hoặc email: [email protected]. Xin trân trọng cảm ơn!