Trong chuỗi sự kiện triển lãm sách mừng 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh,ồChíkèo nhà cái 88 Cục xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp NXB Quân đội Nhân dân thực hiện buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề "Dâng Người trang sách màu xanh" tại địa chỉ Book365.vn. PGS.TS, Đại tá Nguyễn Thanh Tú - nguyên Phó tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội là diễn giả của toạ đàm.
PGS.TS, đại tá Nguyễn Thanh Tú tại buổi giao lưu. |
PGS.TS Nguyễn Thanh Tú có nhiều tác phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiêu biểu là một số tác phẩm như: Một tâm hồn vĩ đại và tinh tế (Cảm nhận về thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh); Tiếng cười trào phúng Hồ Chí Minh; Hồ Chí Minh - những mạch nguồn văn hóa; Hồ Chí Minh - nhà ngụ ngôn kiệt xuất; Hồ Chí Minh - sự thống nhất cuộc sống và nghệ thuật; Hồ Chí Minh - những biểu tượng văn hóa; Hồ Chí Minh - những phạm trù mỹ học cơ bản…
Tại buổi giao lưu toạ đàm, PGS.TS Nguyễn Thanh Tú đã nói tới khía cạnh Hồ Chí Minh - nhà ngụ ngôn kiệt xuất - cũng là tác phẩm của mình.
Đại tá Nguyễn Thanh Tú cho rằng ngụ ngôn với đặc trưng là lời nói, mẩu chuyện trong đó gửi gắm một ý tứ xa xôi, bóng gió có tính giáo dục bài học nhân sinh gì đó được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong dân gian nên được các nhà chính trị, tư tưởng lấy đó để diễn đạt các suy nghĩ, quan niệm của họ. Ngụ ngôn Hồ Chí Minh lấy điểm tựa là ngụ ngôn dân gian và các ngụ ngôn bác học nổi tiếng trên thế giới nên rất sâu sắc.
"Ví dụ các truyện Con rùa, Đồng tâm nhất trí… Truyện Con rùa không chỉ hướng sự tố cáo đến giai cấp thống trị mà còn vạch ra tình trạng nô lệ thảm hại của kẻ bị trị; Đồng tâm nhất trí không chỉ là sự nhất trí chung chung trên lời nói mà là sự đoàn kết trên cơ sở sự thấu hiểu sâu sắc…", đại tá Nguyễn Thanh Tú chia sẻ.
Tác phẩm Hồ Chí Minh - Nhà ngụ ngôn kiệt xuất của PGS.TS, đại tá Nguyễn Thanh Tú. |
Đại tá Nguyễn Thanh Tú kể: "Bác rất hay nói câu chuyện về chiếc đồng hồ. Trong một tổ chức, "anh" kim ngắn nói muốn làm kim dài. Bác nói mỗi người có một bổn phận, chức trách riêng. Vì vậy, ai cũng nên tập trung làm trọn nghĩa vụ, công việc của mình.
Bác cũng dùng ngụ ngôn lên án kẻ thù. Năm 1954, chế độ thực dân Pháp chuẩn bị nói lời cáo chung ở Điện Biên Phủ nhưng vẫn có những thế lực thù địch khác. Bác nói đại ý "cây mục cũng phải xô mới đổ".
Cây mục là thực dân Pháp, mục ruỗng, yếu ớt ở bên trong rồi nhưng ta phải xô mới đổ. Ý Bác đã rõ, phải ra đòn chiến lược, có những bước đi đúng đắn, quyết định".
Đại tá Nguyễn Thanh Tú cho rằng: "Dễ nhận thấy trong thế giới ngụ ngôn Hồ Chí Minh có truyện ngụ ngôn (Con rùa, Đồng tâm nhất trí…), kịch ngụ ngôn (Con rồng tre…), thơ ngụ ngôn (Hòn đá, Chơi giăng…) là mẩu chuyện, là lời nói, là hình tượng mang tính ngụ ngôn. Và có nhiều phong cách: Là sự đả kích, lên án, tố cáo; Là những bài học về đường lối cách mạng và kháng chiến; Là những bài học giáo dục tinh tế; Là những bài học đối ngoại, là phương tiện giao đãi bạn bè vui vẻ, ý nhị. Đây chính là những căn cứ để tôi đặt tên cho chuyên luận của mình là Hồ Chí Minh - nhà ngụ ngôn kiệt xuất".
Tình Lê
Từng bỏ học giữa chừng vì nghèo đói nhưng nhờ ham mê đọc sách, cậu bé 14 tuổi được tạp chí Time bình chọn là người thay đổi thế giới khi dưới 30 tuổi.