Đội ngũ những người làm báo tại Bình Dương ngày càng trưởng thành cả về đạo đức lẫn nghề nghiệp và bản lĩnh chính trị. Trong ảnh: P.V Báo Bình Dương tác nghiệp tuyên truyền phòng,ộinhàbáoViệtNamVinhquangnămđồnghànhcùngdântộkqbd seoul chống dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Q.M
Sứ mệnh lịch sử vẻ vang
Ngày 21-6-1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập ra Báo Thanh Niên để tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, đấu tranh giải phóng dân tộc, trở thành người khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam. Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa được thành lập. Cùng với hoạt động của chính quyền và đoàn thểcách mạng, ngày 27-12-1945 Đoàn báo chí Việt Nam được thành lập đểtập hợp những người viết báo. Ngày 19-12- 1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Bác Hồ cùng Chính phủ, các đoàn thểrút lên Chiến khu Việt Bắc đểthực hiện cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp.
Hòa cùng đội ngũ kháng chiến, những người làm báo cũng lên đường, Đoàn báo chí Việt Nam được đổi tên thành Đoàn báo chí kháng chiến Việt Nam. Chiến khu Việt Bắc trở thành căn cứ địa và cũng là địa bàn hoạt động chính của những người làm báo, lúc này có các báo: Sự Thật, Cứu Quốc, Độc Lập, PhụNữ, Lao Động, Tiền Phong, Việt Nam Thông tấn xã, Đài Tiếng nói Việt Nam, Quân đội Nhân dân; các khu, tỉnh cũng đều có báo hoặc bản tin của mình. Tại Nam bộ đãhình thành mạng lưới báo, đài phát thanh hoạt động tại nhiều địa phương do Xứ ủy Nam kỳ chỉ đạo.
Những người làm báo đãbám sát nhiệm vụcủa kháng chiến đến với bộ đội, dân công hỏa tuyến nơi chiến trường; sản xuất lúa, gạo, ngô, khoai ở các vùng hậu phương; các lớp học bổ túc văn hóa, bình dân học vụở các làng bản hoạt động mọi mặt phục vụcho mặt trận tuyến đầu chống thực dân Pháp xâm lược… đãđược phản ánh đầy đủvà sinh động trên các trang báo, tờ tin đểphục vụnhân dân, bộ đội, các cơ quan, ban ngành, địa phương trên các nẻo đường kháng chiến. Ngày 4-4-1949, tại Việt Bắc, thực hiện chỉ đạo của Tổng bộ Việt Minh, Đoàn báo chí kháng chiến Việt Nam đãkhai giảng trường dạy làm báo mang tên Huỳnh Thúc Kháng, khóa học đầu tiên và duy nhất có 42 học viên, đây là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên trong kháng chiến chống Pháp và trong lịch sử báo chí nước ta.
Đầu năm 1950, trước yêu cầu nâng cao vị trí Việt Nam trên trường quốc tế, đểthế giới hiểu rõ, ủng hộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của chúng ta, đồng thời đáp ứng nâng cao nhiệm vụcủa báo chí - một tổ chức hội thống nhất mang tính toàn quốc của những người làm báo là yêu cầu cấp bách được đặt ra. Chiều 21-4- 1950 tại Hội trường Nhà lá 8 mái tại xóm Roòng Khoa, xãĐiềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, đại diện của các báo Đảng, mặt trận, các ngành, đoàn thể, Đài Tiếng nói Việt Nam đãhọp, đồng chí Xuân Thủy được Đảng, Bác Hồ giao nhiệm vụchủtrì hội nghị. Hội nghị đãthống nhất cao, thay đổi nhiệm vụcủa Đoàn báo chí kháng chiến, thành lập “Hội những người viết báo Việt Nam”, nay làHội Nhàbáo Việt Nam, thông qua điều lệ, chương trình hoạt động, bầu ra Ban Chấp hành. Điều lệ của hội nêu rõ mục đích là: Xây dựng nền dân chủnhân dân bằng chính nghềnghiệp của mình, bênh vực quyền lợi của những người viết báo, nâng cao vị thế của người làm báo. Tháng 7-1950, tại Đại hội lần thứ III của Tổ chức quốc tế, các nhà báo họp tại Hensiki - thủđô của Phần Lan đãquyết định công nhận “Hội những người viết báo Việt Nam” là một thành viên chính thức với trên 300 hội viên. Tại đại hội lần thứ 2, tổ chức vào năm 1959, hội đãđổi tên thành Hội Nhà báo Việt Nam. Sau khi đất nước thống nhất, ngày 7-7-1976, Hội Nhà báo yêu nước và dân chủmiền Nam hợp nhất với Hội Nhà báo Việt Nam, lấy tên chung là Hội Nhà báo Việt Nam.
Đồng hành cùng dân tộc
“Hội những người viết báo Việt Nam” ra đời vào thời điểm khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang trong giai đoạn vô cùng cam go, khốc liệt, rồi sau đólàcuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ. Trong suốt 30 năm đồng hành kháng chiến cùng dân tộc, Hội Nhàbáo Việt Nam đãtrở thành “mái nhà chung” quy tụnhững người làm báo, dùng ngòi bút, trang giấy của mình góp phần vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Từ “mái nhà chung” ấy, các phóng viên, nhà báo đãtỏa đi khắp các chiến trường. Những thước phim, hình ảnh, bài báo liên tục được gửi vềđãphản ánh một cách chân thực nhất, sinh động nhất cuộc đấu tranh của quân, dân ta và tội ác của kẻ thù. Có những khó khăn gian khổ, những giọt mồ hôi đãrơi, thậm chí máu của nhiều nhà báo đãđổ xuống…
Ngày nay, với tư cách là một tổ chức chính trị - xãhội - nghềnghiệp, Hội Nhà báo Việt Nam là đại diện của những người làm công tác thông tin, tuyên truyền, thực hiện chức năng, nhiệm vụbảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà báo trong tác nghiệp; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụbáo chí, đạo đức nghềnghiệp cho hội viên. Hội cũng giám sát việc tuân thủluật pháp, quy định vềđạo đức nghềnghiệp của người làm báo; tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách vềthông tin, báo chí; thực hiện các hoạt động đối ngoại theo quy định của pháp luật.
70 năm qua kể từngày thành lập, Hội Nhà báo Việt Nam hiện có 25.038 hội viên đang sinh hoạt tại 294 đơn vị cấp hội, gồm: 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố; 19 liên chi hội; 212 chi hội trực thuộc Trung ương. Bằng các sản phẩm báo chí, đội ngũ những người làm báo cả nước đãgóp phần đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, góp sức vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xãhội chủnghĩa. Các cơ quan báo chí và người làm báo luôn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ; giữ vững định hướng chính trị, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, nêu cao tinh thần cách mạng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân. Các cơ quan báo chí vàngười làm báo đã tập trung tuyên truyền, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống; đồng thời phát huy vai tròlực lượng nòng cốt, chủđộng trong đấu tranh chống lại các thế lực thù địch; đấu tranh bảo vệ chủquyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; chủđộng bác bỏ những nội dung bôi nhọ, bịa đặt vu khống, gây chia rẽ nội bộ, làm mất đoàn kết trong Đảng và trong xãhội. Các cơ quan báo chí vàngười làm báo đã chútrọng tuyên truyền vềmặt tốt, mặt tích cực, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến, nhân rộng các phong trào thi đua yêu nước gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, hướng người dân vào những giá trị chân, thiện, mỹ.
70 năm - một chặng đường vẻ vang, khẳng định sự lớn mạnh, trưởng thành, vững chắc đi lên cùng đất nước và dân tộc của tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam và đội ngũ những người làm báo. Truyền thống hào hùng ấy sẽ trở thành hành trang cho mỗi nhà báo hôm nay tự tin vững bước trong nghềlàm báo của mình.
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21.4.1950 - 21.4.2020), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi thư chúc mừng Hội Nhà báo Việt Nam vànhững người làm báo trên cả nước. Trong thư, Tổng Bíthư, Chủtịch nước nêu rõ: “Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới với thế và lực mới, nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, nhiệm vụ của báo chí rất nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang. Tôi mong muốn Hội Nhà báo Việt Nam và các hội viên cảnước, phát huy truyền thống cách mạng của mình, xây dựng hội ngày càng phát triển, trong sạch, vững mạnh; không ngừng chăm lo bồi dưỡng tư tưởng, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, nhất là đạo đức nghề nghiệp cho các hội viên. Các cấp hội, mỗi nhà báo hãy thấm nhuần và thực hiện thật tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”, tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, để thật sự là địa chỉ tin cậy trong hoạt động nghiệp vụ của các nhà báo. Tôi đề nghị các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để Hội Nhà báo Việt Nam và giới báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình…”.