Tỉnh ủy Bình Dương vừa tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 62-KL/TW ngày 8-12-2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục đổi mới nội dung,ựchiệnKếtluậnsốtiền thưởng vô địch c1 phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Ghi nhận nhiều kết quả đã đạt được, tại hội nghị, các đại biểu cũng đã mạnh dạn phân tích những nguyên nhân, hạn chế trong việc thực hiện kết luận này.
Để tập hợp, thu hút công nhân vào tổ chức Đoàn, Hội cần có nhiều hoạt động thiết thực, phù hợp. Trong ảnh: Công nhân Công ty TNHH Siemens Việt Nam (KCN Việt Nam - Singapore I) trong một hoạt động vui chơi giải trí Ảnh:T.THẢO
Kết quả tích cực
Theo đánh giá, Kết luận số 62 của Bộ Chính trị đã được các cấp ủy Đảng trong tỉnh tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả. Điều này thể hiện qua việc các cấp ủy Đảng, chính quyền đã chú trọng lãnh đạo, định hướng hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp đạt nhiều kết quả thiết thực.
Qua 5 năm triển khai thực hiện Kết luận số 62, nội dung, phương thức hoạt động MTTQ và các hội, đoàn thể nhân dân trong tỉnh từng bước hướng về cơ sở, đa dạng hóa hình thức tập hợp nhân dân; tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tiếp tục thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh ở địa phương… Hiện nay, các đoàn thể trong tỉnh tập hợp theo hình thức công đoàn, chi đoàn, chi hội, câu lạc bộ (CLB), tổ nhóm với gần 1,150 triệu đoàn viên, hội viên. Nổi bật là các mô hình CLB phòng chống tội phạm, CLB chủ nhà trọ… Các phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây sống đời sống văn hóa”, “Ngày vì người nghèo”, “Vì Trường Sa thân yêu”… thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân và đoàn viên, hội viên tham gia.
Điển hình như MTTQ và các đoàn thể TP.Thủ Dầu Một đã vận động các tầng lớp nhân dân trên địa bàn xây dựng lối sống văn minh đô thị (VMĐT). Bà Huỳnh Thị Thùy Dương, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Thủ Dầu Một cho biết, thời gian qua, MTTQ và các đoàn thể TP.TDM đã đổi mới phương thức để vận động nhân dân thực hiện lối sống VMĐT; trong đó coi trọng công tác tuyên truyền, đồng thời mạnh dạn phê phán những tiêu cực, chú trọng nêu gương, xây dựng những điển hình, mô hình phù hợp… và thường xuyên tổ chức các hoạt động để kêu gọi người dân giữ gìn vệ sinh, VMĐT, bảo vệ môi trường. MTTQ và các đoàn thể chọn từng nội dung cụ thể để thực hiện. Từ những phương thức vận động mới, việc thực hiện nếp sống VMĐT càng được nhân dân chú trọng và quan tâm, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.
Tại huyện Phú Giáo, có rất nhiều mô hình mới thu hút đoàn viên, hội viên tham gia. Ông Trịnh Văn Tám, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Phú Giáo cho biết, đến nay, tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên của các đoàn thể đạt từ 50 đến trên 95%. Các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, các mô hình được huyện tổ chức thực hiện có hiệu quả với nhiều nội dung phong phú, hình thức sát với tình hình thực tế. Điển hình như phong trào xây dựng nông thôn mới, nông dân thi đua sản xuất giỏi, cựu chiến binh gương mẫu… Qua các phong trào đã củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể.
Cần có thêm nhiều giải pháp
Mặc dù đạt nhiều kết quả khả quan nhưng việc thực hiện Kết luận số 62 vẫn còn một số hạn chế. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai thực hiện Kết luận số 62 của cấp ủy, một số đoàn thể chính trị - xã hội còn chậm so với yêu cầu. Việc sơ, tổng kết đánh giá hiệu quả của từng mô hình, qua đó nhân rộng hoặc đổi mới chưa được các đoàn thể và địa phương quan tâm thực hiện. Nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ, các đoàn thể tuy từng bước đổi mới song chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình hiện nay. Một số cuộc vận động, phong trào thi đua còn mang tính hình thức, dàn trải, chưa đi vào chiều sâu, thực chất... Ông Trịnh Văn Tám, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Phú Giáo cho biết, hoạt động phong trào của một số đoàn thể theo kiểu “nước đổ về chỗ trũng”. Một số đoàn thể chạy theo thành tích, giao chỉ tiêu vận động... gây khó khăn cho cơ sở khi thiếu kinh phí hoạt động, thiếu nhân lực. Vì vậy, nên mạnh dạn đề nghị bỏ bớt những phong trào, đề án không hiệu quả.
Ông Phạm Văn Cành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cho rằng, việc triển khai thực hiện Kết luận 62 đã đạt được nhiều kết quả bước đầu. Tuy nhiên, xét về đặc điểm tình hình của Bình Dương phát triển công nghiệp khá mạnh, thu hút lực lượng lao động lớn từ các tỉnh, thành đến làm ăn sinh sống. Trong khi đó, công tác vận động đoàn viên, hội viên chưa đúng trọng tâm, chưa đúng đối tượng. Công tác tuyên truyền, vận động người lao động trong các loại hình doanh nghiệp chưa bảo đảm yêu cầu đặt ra. Các đoàn thể chính trị - xã hội chưa xây dựng được cốt cán phong trào và chưa hình thành được nhiều các tổ chức đoàn thể chính trị trong doanh nghiệp. Một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa coi trọng công tác đổi mới, nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nên chưa quan tâm đúng mức đến việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Kết luận 62, nhất là tập hợp lực lượng công nhân lao động trong các thành phần kinh tế. Sự phối hợp giữa Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội với các cấp chính quyền chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Công tác tuyên truyền vận động chưa thích ứng, kể cả công tác định hướng tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên.
Vì vậy, ông Phạm Văn Cành yêu cầu thời gian tới cần tiếp tục quán triệt Kết luận 62, đồng thời quán triệt lại Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 3-6-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về tăng cường, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; triển khai Chương trình hành động số 69-CTHĐ/TU ngày 26-8-2013 của Tỉnh ủy nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của cấp ủy Đảng, hệ thống chính trị, cán bộ, đoàn viên, hội viên về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đồng thời, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cần rà soát lại kế hoạch, chương trình hành động để thực hiện hiệu quả hơn; xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động; xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp. Các phong trào thi đua, các cuộc vận động phải thiết thực, có hiệu quả, tránh hình thức. Lấy hiệu quả đạt được làm thước đo đánh giá, kịp thời biểu dương nhân rộng các mô hình, điển hình. Bên cạnh đó, cần kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng, xây dựng đội ngũ cán bộ MTTQ, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới…
Ông TỪ XUÂN SƠN, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh:
Hiện Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đang chủ trì 3 cuộc vận động (CVĐ) lớn là “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt” và “Quỹ vì người nghèo”. Ngoài ra, Mặt trận còn lồng ghép nhiều phong trào thi đua khác.
Thời gian qua, MTTQ đã có nhiều hoạt động đổi mới trong phương thức hoạt động. Điển hình là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Bình Dương là tỉnh công nghiệp phát triển, thu hút nhiều lao động về làm việc, sinh sống. Bên cạnh những đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, việc có số lượng lớn người lao động ngoại tỉnh cũng làm nảy sinh những vấn đề khác, nhất là tội phạm ẩn náu trong các khu nhà trọ. Vì vậy, làm sao để phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn kết với lực lượng công nhân lao động trong các khu nhà trọ luôn là trăn trở của MTTQ các cấp. MTTQ đã mạnh dạn xây dựng những cách làm thích hợp. Cụ thể là thí điểm, nhân rộng mô hình CLB chủ nhà trọ, khu nhà trọ văn hóa… Thông qua đó đã xây dựng được mối quan hệ đoàn kết giữa chủ nhà trọ với người ở trọ và giữa người ở trọ với nhau để cùng nhau giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự…
Ông PHAN THÀNH SƠN, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh:
Từ thực tế thực hiện Kết luận 62 cho thấy, để thu hút hội viên tham gia tổ chức hội, cần cho họ thấy được quyền và nghĩa vụ; đồng thời phải tổ chức được những hoạt động phù hợp, thiết thực, đa dạng. Các đoàn thể chính trị - xã hội sẽ rất khó thu hút hội viên nếu hoạt động nhàm chán, không thiết thực.
Ông PHẠM VĂN LỜI, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bắc Tân Uyên:
Để thực hiện Kết luận 62 đạt hiệu quả, cần chú trọng đến công tác vận động công nhân lao động trong các doanh nghiệp vì hiện nay, số lượng công nhân lao động được Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ tập hợp rất ít; đồng thời cần xây dựng các cốt cán để tập hợp, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia các tổ chức đoàn, hội.
TIỂU LIÊN (lược ghi)
(责任编辑:World Cup)