-Câu chuyện “Học,ảngviênvàsinhviêncùnghọmotherwell đấu với celtic học nữa, học mãi” không chỉ là danh ngôn dành cho học sinh, sinh viên mà nó còn là kim chỉ nam cho cả các thầy cô giáo, nhất là trên giảng đường đại học. Giữa thời đại số và sự phát triển của công nghệ, mỗi giảng viên cũng phải không ngừng tiếp cận và học hỏi, nếu muốn giảng đường của mình thu hút đông đảo sinh viên.
Trăn trở của người đứng trên bục giảng
Đã qua rồi một thời đọc – chép, các giảng đường, lớp học tại các trường trung học hay đại học của Việt Nam cũng đã được trang bị máy chiếu, TV để trình chiếu nội dung giảng dạy, ít nhất là thầy trò cũng có thể nhìn thấy hình ảnh, màu sắc hay thậm chí âm thanh của các sự vật mà họ đang nói đến. Nhưng dường vẫn chưa đủ khi mà công nghệ vẫn thay đổi từng ngày, một tấm ảnh minh họa trên báo cũng được chăm chút ở định dạng hình động và người ta đang được phép bình luận trên tất cả mọi nền tảng thông tin mà họ tiếp nhận.
Trực quan – tương tác, đó là tiêu chí của mỗi giờ học để “níu chân” sinh viên với giảng đường nhưng câu chuyện đổi mới không thể diễn ra trong một ngày, một giờ khi mà cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhiều trường mấy chục năm qua vẫn chưa có sự thay đổi, dẫn đến tình trạng giảng viên có muốn cũng khó lòng hiện thực hóa mong muốn của mình.
. |
Giảng viên nhiệt huyết với sinh viên nhưng thiếu phương tiện và phương pháp khiến bài giảng đôi khi nhàm chán. |
Thầy Nguyễn Trường Duy – Giảng viên khoa Y, Đại học Y dược TP.HCM chia sẻ: “Tầm ảnh hưởng của công nghệ trong việc giảng dạy y khoa là rất lớn. Hình ảnh trực quan, sinh động sẽ khiến sinh viên nhớ bài hơn và chủ động tích cực hơn.Tuy nhiên, đây cũng là áp lực cho giảng viên vì phải học tập cách giảng dạy, sử dụng trang thiết bị cũng như đầu tư thời gian thiết kế bài giảng, tìm các nguyên liệu phù hợp phục vụ tiết học”.
Các giảng viên ngày nay đều nhận thức được rằng kiến thức chuyên môn là một lẽ, nhưng phương pháp và môi trường sư phạm phù hợp, tiên tiến mới là yếu tố kết nối tốt nhất giữa thầy và trò. Những câu chuyện thảo luận về các loại dịch bệnh mới, một loại virus mới hay loại thuốc mới nào đó được cập nhật trên mạng xã hội, thầy và trò cũng đưa ra quan điểm của mình chính là kênh “không ngừng học” của cả thầy lẫn trò.
Ước mơ về một giảng đường thông minh
Đó là một giảng đường được bố trí linh hoạt theo nhu cầu của từng phương pháp học, giảng viên dễ dàng tiếp cận và trao đổi trực tiếp với sinh viên hoặc trao đổi thông qua phần mềm quản lý lớp học giữa bảng tương tác thông minh và các thiết bị di động. Nội dung giảng dạy cũng từng bước được chuyển hóa từ những nội dung “tĩnh” sang “động”, dưới dạng video clip, ảnh động minh họa do giảng viên chuẩn bị, cho phép sinh viên quan sát trực quan và sát với thực tế hơn.
Giảng đường thông minh tại ĐH Y Dược TP.HCM với bàn ghế được thiết kế linh động, phù hợp cho cả việc học tập theo nhóm và học tập cá nhân |
Điều đó cho thấy khi hệ thống cơ sở vật chất của các trường được cả thiện và nâng cấp, mỗi giảng viên sẽ sẵn sàng bước ra khỏi “vùng an toàn” của mình, năng động tiếp cận công nghệ để trang bị cho mình những cách thức giảng dạy mới. Điển hình như phương pháp “Team-based learning” mà được ĐHYD HCM từng bước áp dụng.
Đây là mô hình tương tác hai chiều, trong đó sinh viên thể hiện rõ vai trò trung tâm của mình trong các buổi giảng dạy thông qua việc chủ động tương tác với giảng viên, khiến giảng viên có khả năng “chuyển dịch” về phía người học nhiều hơn.
Việc đổi mới này nhận được phản ứng tích cực của nhiều sinh viên. Bạn Nguyên Phúc - lớp Y13D cho biết: “Mình rất thích khi được tương tác với thầy cô thay vì chỉ ngồi chép bài như trước đây. Đặc biệt là khi có thắc mắc thì sinh viên có thể gửi câu hỏi lên thầy cô ngay thì dù nhút nhát không dám hỏi trước lớp mình vẫn có thể được giải tỏa”. Trong khi đó bạn Thùy An – lớp Y13E lại ấn tượng ở cách tổ chức bàn học rất linh hoạt, sinh viên và giảng viên có thể trao đổi, tương tác với nhau dễ dàng thay vì cứ tương tác một chiều như ở lớp học truyền thống.
Với sự hỗ trợ của công nghệ, giảng đường thông minh giúp sinh viên chủ động trong việc học tập |
Rõ ràng, một giảng đường thông minh, hiện đại là ước mơ chung của cả thầy và trò. Để có được hiệu quả và chất lượng tốt nhấttrước hết mỗi giảng viên luôn phải không ngừng sáng tạo và học hỏi, vừa để làm gương vừa để khuyến khích sinh viên của mình năng chủ động hơn. Việc tiếp cận công nghệ để phục vụ cho công tác giảng dạy sẽ giúp giảng viên “ghi điểm” hơn trong mắt của học trò, từ đó mỗi giờ học sẽ trở thành không gian hứng khởi cho việc nuôi dưỡng và hiện thực hóa những ước mơ.
(责任编辑:Cúp C1)