BetwayBetway

Tiền cho nghiên cứu khoa học tiêu không hết mà còn lãng phí_xếp hạng cúp c1

 - Chiều 4/10,ềnchonghiêncứukhoahọctiêukhônghếtmàcònlãngphíxếp hạng cúp c1 Ủy ban Thường vụ QH đã nghe báo cáo giám sát chuyên đề hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển khoa học, công nghệ nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa giai đoạn 2005-2015 và định hướng phát triển giai đoạn tới trong đó chú trọng đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo.

{keywords}
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, ngân sách chi cho KHCN hiện vẫn chi không hết .

Sau khi nghe báo cáo kết quả giám sát và dự thảo Nghị quyết, các thành viên của Ủy ban Thường vụ QH đã tiến hành thảo luận nhiều nội dung, trong đó, vấn đề tài chính của hoạt động KHCN được nhiều đại biểu đặc biệt quan tâm.

Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm UB Đối ngoại của QH cho rằng, đầu tư ngân sách cho KHCN còn thấp được nêu lên như một điểm hạn chế. Tuy nhiên, số liệu trong báo cáo lại chỉ nêu một năm 2013 đạt 0,7% tổng chi ngân sách. "Vậy còn những năm khác thế nào?" - ông Giàu nêu câu hỏi.

Ông Giàu cũng đặt vấn đề về hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước cho các đề tài cũng như khả năng ứng dụng của các đề tài này. Ông Giàu cho rằng, quan điểm có những nghiên cứu dài hạn buộc phải để trong ngăn kéo là đúng nhưng cần phải cân nhắc trong điều kiện nước ta còn khó khăn.

Ông Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm UB Quốc phòng An ninh cho rằng, các nhà khoa học, các tổ chức khoa học làm được nhiều việ nhưng tuyên truyền kém. Trong khi đó, truyền hình chỉ đưa chuyên những người nông dân làm được cái này cái khác nên người dân cảm thấy những nông dân này giỏi.

Về vấn đề sử dụng ngân sách trong đề tài khoa học, ông Việt cho rằng, có những đề tài là lý luận, ứng dụng cho mai sau cũng có những đề tài ứng dụng ngay trong thực tiễn. Vì thế, không nên cứ thấy dư luận là cắt giảm ngân sách khiến cho tài chính cho KHCN đã ít lại càng ít hơn.

Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng cho rằng, Nghị quyết của TƯ đặt ra mục tiêu chi 2% tổng chi ngân sách cho KHCN nhưng đến khi kiểm tra thì chỉ chi 1,5-1,6% nhưng vẫn chi không hết thì cần lý giải lý do vì sao.

"Phải chăng là do đặt hàng không trúng? Hay do quy trình, thủ tục xin cho? Hay là do gì? Cần phải nói rõ" - bà Phóng nói.

{keywords}
Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm UB Tư pháp QH cho rằng cần phải có báo cáo giám sát
riêng về vấn đề tài chính cho KHCN với sự tham gia của kiểm toán.

Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm UB Tư pháp cho rằng, từ báo cáo giám sát có thể thấy có 2 tình trạng trong vấn đề sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước cho KHCN.

Thứ nhất là việc thiếu kinh phí đã được nói tới lâu nay. Kinh phí theo mục tiêu của Nghị quyết là 2% tổng chi ngân sách nhà nước nhưng chưa bao giờ đạt được.

Tuy nhiên, mặt khác bà Nga cho rằng, kinh phí thiếu nhưng lại dùng dàn trải, chưa tập trung, thậm chí có chỗ dùng không đúng mục đích. Bà Nga dẫn số liệu từ chính báo cáo cho thấy nhiều địa phương còn chi không đúng mục đích ngân sách cho KHCN tới 37%.

Bà Nga đề nghị đoàn giám sát chỉ rõ nhóm không sử dụng đúng mục đích tiền ngân sách cụ thể là địa phương nào. Đồng thời đề nghị có riêng một báo cáo chi tiết về vấn đề này với sự tham gia của kiểm toán để làm rõ việc sử dụng ngân sách cho hoạt động KHCN trong giai đoạn vừa qua.

"Đặc biệt cần phải làm rõ việc dùng kinh phí nghiên cứu KH đi tham quan nước ngoài hiệu quả thế nào" - bà Nga nêu vấn đề.

Phát biểu ở cuối buổi thảo luận, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cũng khẳng định, báo cáo giám sát cần phải trả lời được những câu hỏi bức xúc mà xã hội đang đặt ra: Chinh sách đã đúng, đã đủ và phù hợp chưa? Cần phải hoàn thiện bổ sung những gì. Những tồn tại hạn chế là gì?

Đối với vấn đề tài chính, bà Ngân không đồng tình với nhận định của báo cáo cho rằng, nhà nước chưa quan tâm bố trí đủ ngân sách cho KHCN.

Theo bà Ngân, Đảng và Nhà nước đã khẳng định KHCN cùng với GD là quốc sách hàng đầu và chỉ có 2 ngành này được xác định phần trăm chi ngân sách. Tuy nhiên, từ ngày đưa ra con số 2% tổng chi ngân sách cho KHCN tới nay thì chưa năm nào tiêu hết.

"Từ ngày tôi làm ở Bộ Tài chính đến giờ cũng không có năm nào chi hết chứ không chỉ là những năm gần đây" - bà Ngân cho hay.

"Thậm chí chi không hết mà còn chi chưa đúng. Chi không đúng đối tượng, phân bố đề tài tràn lan, manh mún, không có trọng tâm, trong điểm, kém hiệu quả, lãng phí" - bà Ngân nói. "Đây thực chất là vấn đề thực hiện chứ không phải là vấn đề chính sách pháp luật".

Bà Ngân cho rằng, trong điều kiện ngân sách đang hết sức khó khăn mà Đảng, Nhà nước vẫn xác định dành 2% cho KHCN là đã rất cố gắng.

"Các cơ quan, đơn vị quản lý, tổ chức thực hiện, nghiên cứu ứng dụng KHCN phải xem lại mình chứ không phải trách nhà nước" - bà Ngân khẳng định.

Tình trạng nhập công nghệ lạc hậu nghiêm trọng ở nhiều dự án

Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển khẳng định, công nghệ của Việt Nam còn lạc hậu từ 2-3 thế hệ so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Bên cạnh đó, trong khi chủ thể đổi mới công nghệ là các DN thì các đối tượng này lại chậm đổi mới. Tình trạng nhập công nghệ cũ, lạc hậu còn xảy ra nghiêm trọng tại một số dự án.

Ông Võ Trọng Việt nêu ví dụ như vấn đề Formosa nhập công nghệ cũ lạc hậu vào Việt Nam thì "hậu Formosa" sẽ thế nào? Đó là những vấn đề mà ngành KHCN cần phải trả lời được.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng cho rằng cần phải làm rõ trình độ công nghệ của ta đang ở đâu và vì sao KHCN của Việt Nam lại ở trình độ lạc hậu như vậy.

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho rằng, báo cáo chưa nói rõ trình độ công nghệ của VN lạc hậu như thế nào so với thế giới.

Bà Ngân cũng khẳng định, Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động nắm bắt làm chủ các công nghệ hiện đại, bỏ qua các công nghệ đã lạc hậu.

"Nhiều ngành công nghệ của chúng ta không hề thua kém gì thế giới. Thế nhưng vì sao nhiều ngành, lĩnh vực vẫn nhập công nghệ lạc hậu?" - bà Ngân đặt câu hỏi.


Lê Văn

赞(8435)
未经允许不得转载:>Betway » Tiền cho nghiên cứu khoa học tiêu không hết mà còn lãng phí_xếp hạng cúp c1