Hoặc chúng ta có thể sử dụng phép ẩn dụ mà Friedrich Nietzsche từng dùng. Ông nói rằng cuộc sống của con người có thể được chia thành ba lần biến hóa liên tiếp của tinh thần.
Ông gọi lần thứ nhất là “lạc đà”,ạcđàSưtửHailầnbiếnhóaliêntiếpcủatinhthầnhận định bóng đá nét hôm nay lần thứ hai là “sư tử”, lần thứ ba là “đứa trẻ”. Những hình ảnh ẩn dụ giàu trí tưởng tượng… lạc đà, sư tử và đứa trẻ.
Mỗi người phải rút ra và đồng hóa di sản văn hóa của xã hội mình đang sống - văn hóa, tôn giáo, con người. Họ phải đồng hóa tất cả những gì có sẵn từ quá khứ. Họ phải đồng hóa quá khứ; đây là giai đoạn mà Nietzsche gọi là lạc đà. Lạc đà có khả năng tích trữ một lượng nước và thức ăn rất lớn trong cơ thể để chuẩn bị cho hành trình gian khổ băng qua sa mạc. Và đây cũng là hoàn cảnh của con người - bạn phải băng qua sa mạc, bạn phải đồng hóa toàn bộ quá khứ.
Và hãy nhớ, chỉ thuộc lòng thôi sẽ không thể giúp... đồng hóa. Và cũng nên nhớ: Người ta phải thuộc lòng quá khứ là bởi vì họ không thể đồng hóa. Nếu đồng hóa, bạn sẽ tự do khỏi quá khứ. Bạn có thể sử dụng quá khứ, nhưng quá khứ không thể sử dụng bạn. Bạn sở hữu nó, nhưng nó không sở hữu bạn.
Khi đã tiêu hóa thức ăn, bạn sẽ không cần phải nhớ đến nó nữa. Thức ăn không tách rời khỏi bạn: nó đã trở thành máu của bạn, xương của bạn, tủy của bạn; nó đã trở thành bạn.
Quá khứ phải được tiêu hóa. Quá khứ chẳng có gì sai cả. Đó là quá khứ của bạn. Bạn không cần phải bắt đầu từ đầu, bởi vì nếu mỗi cá nhân phải bắt đầu từ đầu thì sẽ không có nhiều tiến hóa. Đó là lý do tại sao các con vật không tiến hóa. Chó vẫn là chó giống như hàng triệu năm trước. Chỉ có con người mới là loài vật tiến hóa. Sự tiến hóa này đến từ đâu? Có tiến hóa bởi vì con người là loài vật duy nhất biết đồng hóa quá khứ.
Một khi quá khứ đã được đồng hóa, bạn mới tự do thoát khỏi nó. Bạn có thể di chuyển trong tự do và bạn có thể sử dụng quá khứ. Bằng không, bạn sẽ phải tự đi qua quá nhiều trải nghiệm; cuộc đời của bạn sẽ bị lãng phí.
Bạn có thể đứng trên vai của cha ông, tổ tiên mình và cha ông tổ tiên họ. Con người tiếp tục đứng trên vai của nhau nên mới đạt tới chiều cao đó. Chó không làm được như vậy, sói không làm được như vậy; chúng dựa vào chính mình. Chiều cao của chúng là chiều cao của chúng. Còn trong chiều cao của bạn, Đức Phật đã được đồng hóa, Chúa Kitô được đồng hóa Patanjali được đồng hóa, Moses được đồng hóa, Lão Tử được đồng hóa. Sự đồng hóa càng lớn, bạn đứng ở vị trí càng cao. Bạn có thể nhìn từ đỉnh núi, tầm nhìn của bạn rất rộng lớn.
Hãy đồng hóa hơn nữa. Không cần giới hạn bản thân trong phạm vi những người xung quanh. Hãy đồng hóa toàn bộ quá khứ của tất cả các dân tộc trên thế giới; hãy là một công dân của hành tinh Trái đất này. Không cần phải giới hạn bản thân trong phạm vi của người Kitô giáo, người Hindu giáo, người Islam giáo. Hãy đồng hóa tất cả! Kinh Koran là của bạn, Kinh Thánh là của bạn, Kinh Talmud là của bạn, Kinh Veda là của bạn và Đạo Đức Kinh là của bạn - tất cả đều thuộc về bạn. Hãy đồng hóa tất cả, và bạn càng đồng hóa, vị trí bạn đang đứng sẽ càng cao hơn để bạn có thể nhìn thật xa, với tầm nhìn bao quát những vùng đất xa xôi.
Nietzsche gọi giai đoạn này là lạc đà, nhưng đừng bị mắc kẹt ở đó. Bạn phải tiếp tục di chuyển. Lạc đà là ấu trùng, lạc đà là kẻ tích trữ. Nhưng nếu mắc kẹt ở giai đoạn đó và vẫn là lạc đà, bạn sẽ không biết được vẻ đẹp và phúc lành của cuộc sống. Khi đó, bạn sẽ không bao giờ biết được Thượng đế. Bạn vẫn bị mắc kẹt với quá khứ. Lạc đà có thể đồng hóa quá khứ nhưng không thể sử dụng quá khứ.
Trong quá trình phát triển cá nhân, sẽ đến thời điểm lạc đà phải trở thành sư tử. Sư tử xông lên xé xác con quái vật khổng lồ mang tên “ngươi chớ có”. Sư tử bên trong con người sẽ gầm lên chống lại mọi uy quyền.
Sư tử là một phản ứng một sự nổi dậy chống lại lạc đà. Lúc này, cá nhân đó khám phá ra ánh sáng nội tại của mình như nguồn gốc tối thượng của mọi giá trị đích thực. Anh ta nhận thức được nghĩa vụ hàng đầu của mình đối với khả năng sáng tạo bên trong chính mình, đối với tiềm năng sâu kín nhất của bản thân. Một vài người vẫn mắc kẹt ở giai đoạn sư tử: Họ tiếp tục gầm và bị kiệt sức trong tiếng gầm đó.
- Trích sách “Tự do - Như chim tung cánh” của Osho