Gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Khơ me_keonhacai5.

Nhận Định Bóng Đá2025-01-16 14:30:553

Với mục đích kết nối,ìngiữpháthuygiátrịvănhóacủađồngbàoKhơkeonhacai5. tập hợp những bạn trẻ cùng đam mê văn nghệ, hướng đến việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khơ me, tháng 3-2023, Hội LHTN phường Bình Hòa (TP.Thuận An) đã quyết định thành lập Đội Văn nghệ đồng bào Khơ me. Đến nay, sau hơn một năm hoạt động, đội văn nghệ đã trở thành mái nhà chung cho những bạn trẻ yêu thích nghệ thuật truyền thống, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Khơ me.


Đội Văn nghệ đồng bào Khơ me tham gia biểu diễn văn nghệ tại chương trình Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay năm 2024

Hết lòng vì đam mê

Đều đặn chủ nhật hàng tuần, từ 18 giờ 30 phút đến 21 giờ, các thành viên Đội Văn nghệ đồng bào Khơ me lại tập trung tại Chi hội 30B/4, khu phố Đồng An 1 để cùng nhau hòa mình vào những điệu múa, giai điệu âm nhạc truyền thống của đồng bào Khơ me. Tiếng nhạc xập xình hòa cùng những tiếng cười nói của các thành viên đã tạo không khí vui tươi, lan tỏa, thu hút các anh chị, cô chú trong khu nhà trọ đến xem và cổ vũ.

Nhìn từng động tác tay uyển chuyển, cứ nghĩ bộ môn này chỉ dành cho phái nữ, thế nhưng trong đội có nhiều thành viên nam tích cực tham gia hoạt động. Điển hình như anh Lâm Đạt, tạm trú tại phường Lái Thiêu, nhưng hàng tuần đều đặn đều đến phường Bình Hòa để tập văn nghệ cùng các thành viên trong đội. Lâm Đạt cho hay: “Ngày còn nhỏ, đi các lễ, hội dưới quê, em được xem các tiết mục văn nghệ, thưởng thức các điệu múa của đồng bào mình, em rất hào hứng. Khi theo cha mẹ lên Bình Dương sinh sống, trong một lần tình cờ lướt mạng xã hội, em thấy thông tin về đội văn nghệ có tuyển thành viên thế là em tham gia ngay”.

Cũng như Lâm Đạt, Lý Dên cũng là một trong những thành viên tích cực nhất đội. Đều đặn các buổi tập luyện, các cuộc thi, các buổi biểu diễn đều có sự tham gia tích cực của anh. Sở hữu gương mặt sáng sân khấu, ngoài tham gia biểu diễn văn nghệ, Lý Dên còn được chọn để thi các cuộc thi biểu diễn trang phục dân tộc đẹp.

Lý Dên bộc bạch: “Sinh ra trong gia đình yêu thích văn nghệ, khi cha em cũng một thời tham gia các đội văn nghệ ở địa phương như hát múa, đánh ngũ âm… nên đối với em niềm đam mê văn nghệ đã ngấm trong máu rồi. Có lẽ chính vì vậy mà em học múa rất nhanh, một bài chỉ cần tập vài lần, lâu nhất 1 tuần là có thể biểu diễn thành thạo”.

Giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống

Các thành viên đội văn nghệ có nhiều điểm chung, như: Cùng quê ở tỉnh Sóc Trăng, đều có niềm đam mê văn nghệ từ tấm bé, cùng nhà trọ... Việc tham gia đội văn nghệ không chỉ giúp các thành viên cùng nhau thư giãn sau những giờ làm việc vất vả, mà còn là nơi để các thế hệ trẻ truyền dạy cho nhau những điệu múa, những làn điệu dân ca Khơ me đặc sắc.

Chị Lâm Thị Điệp, Phó Chủ nhiệm Đội Văn nghệ đồng bào Khơ me, cho biết: “Ban đầu, tôi và bạn chủ nhiệm câu lạc bộ muốn tập hợp các bạn cùng sở thích nên mời các bạn chung phòng trọ tham gia, rồi đăng lên mạng xã hội để mở rộng đội hình, không ngờ được các bạn ủng hộ nhiệt tình. Với số lượng khoảng 20 thành viên, đội thường xuyên tổ chức các hoạt động sôi nổi. Không chỉ là nơi để giao lưu, học hỏi, đội còn tạo cơ hội để các thành viên thể hiện tài năng, khẳng định bản thân”.

Hiện tại, đội tập các điệu múa truyền thống; điệu múa Romvong, Saravan, chachacha, Kanh T rủm. Theo chị Điệp, trong các điệu múa, khó nhất là điệu múa truyền thống, bởi phải sử dụng nhiều động tác uyển chuyển. Điệu múa này xuất hiện rất nhiều ở các dịp lễ hội, tiệc chúc mừng… Các thành viên trong đội chia sẻ niềm hạnh phúc nhất đối với họ đó là được biểu diễn ở các lễ hội, đặc biệt là 2 lễ hội lớn của đồng bào Khơ me là lễ Ok Om Bok, Chol chnam thmay… Những dịp thế này, các thành viên đội được khoác trên mình những bộ trang phục truyền thống lộng lẫy, đầy sắc màu kết hợp với nhiều trang sức đẹp mắt. Đây là dịp cả đội mang đến những tiết mục đặc sắc cho bà con đồng hương.

Chị Lý Thị Ngân Hà, thành viên Đội Văn nghệ đồng bào Khơ me, chia sẻ: “Hồi học lớp 2, lớp 3 ở Sóc Trăng, tôi đã tham gia tập múa với các chị gái lớn trong làng ở các chùa. Ngày còn bé thấy các anh chị mặc trang phục truyền thống biểu diễn tôi thích lắm và ước ao sau này mình cũng biểu diễn như các anh chị. Nên hiện tại, tôi chỉ mong muốn được biểu diễn, được đi nhiều nơi để giới thiệu về những điệu múa, trang phục dân tộc. Qua đó, góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống của ông bà không bị mai một”. Không chỉ tham gia đội văn nghệ, với khả năng nói năng linh hoạt, chị Hà còn được Phường đoàn Bình Hòa chọn làm người dẫn chương trình song ngữ (tiếng Việt và Khơ me) tại các ngày lễ, tết của đồng bào Khơ me.

Đội văn nghệ đồng bào Khơ me là một điểm sáng trong đời sống văn hóa của đồng bào Khơ me tại Bình Dương… Từ hoạt động của đội đã kết nối các thành viên với nhau, thân thiết như người cùng gia đình. Có thể nói Đội Văn nghệ đồng bào Khơ me là một minh chứng sinh động cho tình yêu và sự trân trọng của các bạn trẻ đối với văn hóa truyền thống của dân tộc. Hy vọng rằng, trong tương lai, đội sẽ ngày càng phát triển và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Thời gian qua, Đội Văn nghệ đồng bào Khơ me đã vinh dự được Chủ tịch UBND TP.Thuận An tặng giấy khen vì đã có thành tích trong hoạt động câu lạc bộ, đội, nhóm trên địa bàn thành phố năm 2023; Hội LHTN TP.Thuận An tuyên dương câu lạc bộ, đội, nhóm tiêu biểu TP.Thuận An năm 2023…

NGỌC NHƯ

本文地址:http://sub.rgbet01.com/news/461e299300.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

'Một giây đáng nghìn vàng', giới trẻ ưu tiên lợi ích bản thân hơn sự thăng tiến

10 ngôi sao được yêu thích nhất tại Hàn Quốc năm 2020

Cách thu hồi email đã gửi trên iOS 16

Quang Đăng mở studio 2 tỷ sau hơn 10 năm làm nghề

Tâm sự của cô gái quyết ly hôn ngay trong ngày cưới

Đi ăn cưới được cả ngàn đô mang về

Lệ Quyên trẻ trung, chăm khoe ảnh sexy sau ly hôn chồng đại gia

'Xác chết' bất ngờ nhổm dậy giữa giàn thiêu

友情链接