Những năm gần đây,ữngtỷphúnôngdâkqbd h2 mexico trên địa bàn tỉnh xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình kinh tế nông nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thay đổi phương thức sản xuất, tiếp cận thị trường, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản. Nhiều nông dân có thu nhập tiền tỷ từ chính những cây trồng, vật nuôi vốn quen thuộc trên mảnh đất quê hương.
Khát vọng làm giàu
Anh Lê Minh Sang (ảnh) ở ấp 2, xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên theo đuổi mô hình VAC với khát vọng làm giàu trên chính quê hương của mình. Nhờ kiên trì, ham học hỏi, ứng dụng khoa học vào trồng trọt, năm 2008, vườn bưởi của anh cho thu hoạch 150 triệu đồng. Thấy việc trồng bưởi cho thu hoạch cao nên anh quyết định mở rộng diện tích. Đầu năm 2015, thấy cần phải liên kết các sản phẩm để có đầu ra ổn định, anh Sang đã tập hợp các nông dân tại địa phương có cùng chí hướng thành lập Hợp tác xã (HTX) Cây ăn quả Tân Mỹ. Từ kinh nghiệm học tập tại các lớp tập huấn, hội thảo, tham quan do Hội Nông dân địa phương tổ chức, anh đã vận dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trồng bưởi da xanh, bưởi đường lá cam. Sản phẩm của HTX đạt được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP; ký kết hợp đồng với hệ thống siêu thị Co.opmart trong cả nước để tiêu thụ sản phẩm bưởi da xanh, bưởi đường lá cam và quýt đường, cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Anh Sang cho biết: “Hướng tới sản phẩm hữu cơ, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, HTX nghiên cứu làm phân bón hữu cơ để thay thế phân bón hóa học.
Hiện nay, HTX đã thử nghiệm thành công trồng bưởi da xanh, bưởi đường lá cam trên nền hữu cơ không sử dụng phân bón, thuốc hóa học và đạt được năng suất, chất lượng cao”.
Về quê lập nghiệp
Từng là môt kỹ sư cơ khí, anh Nguyễn Hồng Quyết (ảnh) ở ấp Cà Na, xã An Bình, huyện Phú Giáo đã từ bỏ công việc với mức lương đáng mơ ước ở Sài Gòn về Bình Dương lập nghiệp. Sau một lần đi thăm Khu nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Củ Chi (TP.Hồ Chí Minh) cùng với người thân, anh Quyết cứ đắn đo, suy nghĩ nhiều về mô hình trồng dưa lưới. Năm 2013, anh bắt đầu làm trang trại trồng dưa lưới công nghệ cao với diện tích ban đầu 0,3 ha. Sau đó, anh tiếp tục học tập và được các cấp Hội Nông dân đưa đi tập huấn về ứng dụng khoa học kỹ thuật, đi tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình về công nghệ, quy trình đạt tiêu chuẩn OCOP, VietGAP.
Hiện tại, anh xây dựng được 1 ha nhà màng canh tác và 6 ha trồng cây ăn trái tại Bình Dương và Đắk Lắk. Song song đó, anh liên kết với nông dân trên địa bàn xã An Bình, huyện Phú Giáo thành lập HTX Nông nghiệp công nghệ cao Kim Long, khuyến khích bà con trồng dưa lưới theo mô hình của HTX và bao tiêu sản phẩm. Từ 7 xã viên, đến nay HTX Nông nghiệp công nghệ cao Kim Long có 73 xã viên, với diện tích canh tác đạt 20 ha. Không chỉ ở địa bàn Bình Dương, HTX còn liên kết với một sốnông dân ở các tỉnh khác như Bình Phước, An Giang, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hàng năm, mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng nông nghiệp theo quy trình công nghệ cao, trồng cây ăn trái của anh đã mang lại nguồn doanh thu 3,7 tỷ đồng, lợi nhuận đạt khoảng 1,5 tỷ đồng/năm.
HUỲNH THỦY
顶: 271踩: 3
评论专区