Trải qua cuộc hành trình hơn 2 giờ đồng hồ,ếnvềnguồnýnghĩkết quả bóng đá hạng nhất đức qua những con đườngngoằn ngoèo, đoàn chúng tôi gồm những cán bộ hội hưu trí, cán bộ hội phụ nữ 7huyện, thị, thành phố và đoàn viên, thanh niên của văn phòng Hội LHPN tỉnh đã đếnvới Căn cứ Mã Đà - Chiến Khu Đ. Đây là căn cứ địa kháng chiến của miền Đông Nambộ, nơi đứng chân chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy miền Đông và cácđoàn thể, Mặt trận, các lực lượng vũ trang cách mạng.
Các dì, các chị thắphương tại Tượng đài kỷ niệm Khu căn cứ Trung ương Cục miền Nam ở Mã Đà, Chiếnkhu Đ
Theo lời kể của các dì đã từng tham gia chiến đấu ở đây thìnhờ địa hình rừng núi hiểm trở, Chiến khu Đ được chọn là khu căn cứ, nơi trúđóng lực lượng, kho dự trữ lương thực, vũ khí và phát triển mọi hoạt động củacách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ xâm lược, giải phóng đất nước.Giờ đây, một phần Chiến khu Đ nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích VĩnhCửu. Khu bảo tồn gồm các di tích: Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (1961-1962),Căn cứ Khu ủy miền Đông Nam bộ được thành lập 1962-1967 và Địa đạo Suối Linh(1962-1967).
Ở căn cứ Trung ương Cụcmiền Nam, tại mỗi nơi đến, với các dì, từng ký ức như hiện về. Đốt nén nhangcho đồng đội mình mà lòng các dì như nghẹn lại và những giọt nước mắt cứ lăndài trên đôi má đã hằn những nếp nhăn vì năm tháng. Người xúc động nhất có lẽlà dì Nguyễn Thị Thanh Xuân, ở Dầu Tiếng. Hai con mắt đỏ hoe, dì luôn miệngnói: “Các anh ơi, tuổi 20 chúng ta đã ở nơi này”.
Dì kể, cuối năm Mậu Thân 1968, dì về căn cứ này hoạt động.Năm ấy, dì tròn 20 tuổi, đồng đội của dì cũng đều ở tuổi 18, đôi mươi. Từ mộtkhu rừng rậm, nơi đây bị địch rải chất khai hoang trở nên hoang sơ. Trên máybay, địch dễ dàng quan sát, phát hiện lực lượng bộ đội của ta ở phía dưới. Vì vậy,dì và đồng đội phải núp dưới gốc cây, hầm bí mật để hoạt động. Chiến tranh ácliệt, có biết bao đồng đội của dì đã hy sinh, đã mãi mãi nằm lại nơi rừngthiêng nước độc này. Hôm nay, sau gần 45 năm, dì mới có dịp trở lại nơi này.“Tôi đã đi rất nhiều nơi để thăm đồng đội mình nhưng Mã Đà là lần đầu tiên tôitrở về. Mặc dù người cũ, cảnh cũ không còn nguyên vẹn nhưng tôi mừng vì thế hệsau còn ghi nhớ công lao đó. Những đài tưởng niệm, bia liệt sĩ ghi dấu một thờihào hùng, gian lao mà anh dũng đã minh chứng điều đó”, dì Xuân nói.
Nghĩa trang không bia mộ
Từ Đài tưởng niệm khu căn cứ Trung ương Cục miền Nam, chúngtôi đến Nghĩa trang liệt sĩ Mã Đà. Đây cũng chính là Quân y viện K72 ngày xưa.Chị hướng dẫn viên xúc động cho biết: Nơi này được gọi là nghĩa trang, đang ômhình hài của hàng ngàn người con ưu tú, kiên trung của Tổ quốc nhưng không mộtbia mộ nào có chủ. Nghĩa trang liệt sĩ này chỉ toàn những ngôi mộ “gió”. Một sốít tìm thấy được hài cốt đã được gia đình đưa về an táng tại gia đình và cũng bởiđơn giản, các anh đã về với đất, về với núi rừng.
Đốt từng nén nhang ở những ngôi mộ “gió”, dì Nguyễn ThịThanh Xuân nhớ lại: “Ngày ấy, có rất nhiều đồng đội của chúng tôi đã ngã xuống.Thời kỳ ác liệt, chúng tôi chỉ kịp phủ tấm ni lông và đắp sỏi đỏ lên. Nhưng chỉvài ngày sau khi tạm ổn, chúng tôi quay lại thì các anh không còn. Nơi ấy, chỉcòn lại… tấm ni lông. Các anh đã hòa vào đất, vào cây…”. Dì Nguyễn Thị Nhungthì kể: Thời đó, điều kiện điều trị, thiết bị y tế ở Quân y viện K72 rất thiếuthốn, thương binh phải nấp dưới hầm, nằm võng, chõng tre đơn sơ… Vì vậy, rấtnhiều thương binh đã không qua khỏi và phải vĩnh viễn nằm lại nơi này. Dì may mắnnên còn sống đến hôm nay, được nhiều lần về thăm lại khu căn cứ xưa. Chỉ mong rằng,lớp trẻ sẽ mãi mãi ghi nhớ công lao ấy.
Tại Căn cứ Mã Đà - Chiến khu Đ, nhiều cán bộ, chiến sĩ đãmãi ngủ yên dưới lòng đất này. Sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ đã làm nên bảnanh hùng ca chiến thắng, để cho đất nước hôm nay tươi đẹp hơn. Thế hệ hôm nayghi mãi công lao của các anh, những người đã hy sinh cả tuổi thanh xuân, cả cuộcđời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
THU THẢO