Điểm hẹn của đồ cũ nhà giàu
Biết phường Thảo Điền (TP. Thủ Đức,ửahàngđặcbiệtởkhunhàgiàuTPHCMngườinghèovàomualiêntụlich ngoai hang anh hom nay TP.HCM) có cửa hàng 0 đồng, chị Linh ở phường An Phú, TP. Thủ Đức, chở 3 túi đồ cũ sang quyên góp. Các túi đầy ắp đồ chơi trẻ em, chăn màn, quần áo, gấu bông… đã được giặt sạch, thơm tho.
Sau chị Linh, vài người chạy xe máy đến, dừng trước cổng, đưa túi đồ quyên góp cho tình nguyện viên của cửa hàng. Dù tình nguyện viên hỏi tên và địa chỉ nhưng họ lắc đầu không cho biết rồi vội vã rời đi.
Người đại diện cửa hàng 0 đồng nhận đồ quyên góp của chị Linh là bà Lê Thị Uyên Nga (69 tuổi).
Bà Nga không phải tình nguyện viên nhưng có nhiều đóng góp, được nhờ nhận giúp đồ quyên góp những lúc cửa hàng vắng người.
Nhà bà Nga cách cửa hàng vài bước chân. Lúc rảnh rỗi, bà thường sang cửa hàng giúp đỡ các tình nguyện viên soạn đồ cũ. Vì vậy, bà nắm rõ hoạt động, cũng như những chuyện bên lề của cửa hàng 0 đồng.
Bà Nga chia sẻ: “Đồ cũ ở cửa hàng 0 đồng phường Thảo Điền chất lượng và đẹp lắm. Cá biệt, nhiều người tặng quần áo còn mới 90% hoặc nguyên nhãn mác.
Phường Thảo Điền gần sông Sài Gòn, môi trường sống biệt lập. Vì vậy, các gia đình giàu có thường chọn nơi đây để an cư.
Những lúc dọn nhà, họ đều gọi tình nguyện viên của cửa hàng đến nhận đồ quyên góp. Đôi lúc, họ cho cả quần áo, giày dép… hàng hiệu cũ”.
Anh Phạm Đức Hùng (35 tuổi), Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường Thảo Điền là người quản lý cửa hàng 0 đồng của phường.
Cửa hàng được Hội Chữ thập đỏ, Ủy ban MTTQ VN và Đoàn Thanh niên phường Thảo Điền thành lập vào tháng 7/2022. Cửa hàng được mở ra và duy trì với mục đích hỗ trợ người lao động gặp khó khăn sau dịch Covid-19.
Thời gian đầu, cửa hàng mở cửa hoạt động từ thứ Hai đến thứ Bảy hàng tuần. Về sau, một số tình nguyện viên bận việc, cửa hàng thiếu nhân sự, chỉ có thể phục vụ 3 ngày/tuần.
Mặt hàng giá 0 đồng ở đây rất phong phú, đủ loại vật dụng thiết yếu. Bên cạnh quần áo chiếm phần lớn không gian, cửa hàng còn có giày dép, nhu yếu phẩm, đồ chơi trẻ em, xoong nồi, chén dĩa…
Tình nguyện viên của cửa hàng là các chị, các bà làm lao động tự do hoặc nghỉ hưu. Họ làm việc trên tinh thần tự nguyện, không nhận tiền hỗ trợ.
“Các tình nguyện viên của cửa hàng 0 đồng làm việc rất có tâm dù không có tiền hỗ trợ, nước uống cũng không có.
Hiện tại, cửa hàng có 4 tình nguyện viên, trong đó chị Lê Thị Hiền (46 tuổi) làm nghề giúp việc, còn bà Bống và bà Ngọc tham gia công tác địa phương.
Một tình nguyện viên trẻ tuổi phụ trách sổ sách của cửa hàng thường đến làm vào cuối tuần.
Bất kể lúc nào có thời gian, các tình nguyện viên đều đến cửa hàng soạn đồ, giặt giũ, bày lên kệ…
Lắm lúc, người ta cho quần áo không còn sử dụng được, nấm mốc, hôi hám. Thế nhưng, các tình nguyện viên lớn tuổi không ngại vất vả, dơ bẩn gom dọn đâu ra đó”, anh Hùng cho biết.
Khách nước ngoài ra vào liên tục
Phường Thảo Điền vốn nổi tiếng là nơi có nhiều đại gia sinh sống. Vì vậy, không ít người nghi ngại việc mở cửa hàng 0 đồng trên địa bàn dường như không cần thiết.
Tuy nhiên, cửa hàng 0 đồng ở phường Thảo Điền không chỉ phục vụ cho người nghèo trên địa bàn. Người dân ở các phường lân cận, thậm chí các tỉnh vẫn có thể đến đây nhận đồ về sử dụng.
Anh Hùng chia sẻ: “Cửa hàng 0 đồng đặt tại đâu cũng mang đến những giá trị nhất định. Không chỉ người lao động nghèo, bán vé số, thợ hồ… mới tìm đến đồ cũ. Tôi thấy một số người nước ngoài, người có điều kiện vẫn đến đây tìm những món đồ không còn sản xuất, có tiền cũng khó mua được”.
Bên cạnh khách hàng người Việt, cửa hàng còn nườm nượp khách nước ngoài. Phần lớn họ là những phụ nữ trung niên, đến TP.HCM làm giúp việc cho các gia đình nước ngoài, đại gia Việt Nam…
Trước đây, cửa hàng cho mọi người đến lấy thoải mái, không giới hạn số lượng. Tuy nhiên, nhiều khách đến lấy quá nhiều.
Với mong muốn dành phần đồ tốt cho người đến sau, cửa hàng dán thông báo bằng tiếng Việt và tiếng Anh để kiểm soát số lượng món hàng mỗi người được nhận.
Theo đó, mỗi người chỉ được lấy tối đa 10 món đồ (quần áo, đồ chơi, sách, giày dép…). Đồng thời, cửa hàng phân thành 2 kho, một kho mở cửa tự do, một kho phụ chỉ mở cửa cho người khó khăn đến sau. Chất lượng hàng hóa của 2 kho tương đương nhau.
Anh Hùng chia sẻ: “Người dân các quận huyện và tỉnh thành vất vả đường xa đến xin đồ cũ nhưng không còn đồ tốt thì thiệt thòi vô cùng. Vì vậy, chúng tôi chủ động phân phối hàng hóa, đảm bảo công bằng cho mọi người.
Nhiều người tìm đến cửa hàng vào những ngày nghỉ, chỉ cần gọi điện thoại cho tôi thì vài phút sau sẽ có tình nguyện viên đến mở cửa”.
Trước đó, nhiều người tặng đồ cũ theo kiểu “dọn nhà”, cho vật dụng, quần áo không còn sử dụng được. Những trường hợp như thế, tình nguyện viên mất công sàng lọc nhưng hiệu quả không bao nhiêu.
“Về sau, chúng tôi chân thành nhờ cậy các mạnh thường quân, nếu cho đồ cũ thì vui lòng chọn các món còn sử dụng được, tránh mất công tình nguyện viên lớn tuổi soạn và trả thêm phí đổ rác.
Đến nay, tình trạng này đã giảm, các tấm lòng hảo tâm biết chọn lọc hơn, thậm chí giặt quần áo sạch sẽ mới cho”, anh Hùng cho biết.
Hy hữu, tình nguyện viên đã có vài lần phát hiện vàng, vật dụng quý giá trong túi đồ quyên góp. Không ít trường hợp người cho bỏ nhầm giày dép, túi xách mới vào túi đồ cũ. Đến lúc phát hiện nhầm lẫn, chủ nhân vội vã gọi cho anh Hùng, nhờ cửa hàng giữ lại.
Để phòng những trường hợp này, các tình nguyện viên chờ khoảng 1 - 2 ngày mới đổ đồ quyên góp ra soạn.
Cuối tháng 4/2024, cửa hàng 0 đồng phường Thảo Điền gặp một trường hợp người cho bỏ quên hơn 2 lượng vàng trong túi đồ cũ. Phát hiện số vàng, chị Hiền nhanh chóng thông báo cho anh Hùng.
Sau đó, cửa hàng bàn giao cho UBND phường Thảo Điền, chờ chủ nhân số vàng đến nhận lại. Tuy nhiên, chủ nhân của số vàng vẫn chưa đến nhận dù cửa hàng đã thông tin rộng rãi.
Hết thời hạn thông báo, nếu không có người đến nhận thì số vàng có thể đưa vào quỹ từ thiện, chăm lo cho người khó khăn.
Ngoài ra, vào mùng 1 và ngày rằm hàng tháng, các tình nguyện viên đều đặn phát hơn 100 suất ăn chay cho người khó khăn.
Gần 2 năm qua, cửa hàng 0 đồng phường Thảo Điền đã thực hiện đúng tiêu chí “ai dư đến cho, ai cần đến lấy”. Điều này khẳng định, ở bất cứ nơi đâu, tấm lòng nhân ái luôn cần thiết và tình thương không bao giờ thừa thãi.