Tiểu đoàn Phú Lợi - Tiểu đoàn chủ lực tập trung cơ động đầu tiên của tỉnhThủ Dầu Một,ữngchiếncônghiểnhákèo nhà cái 188 ra đời từ những ngày đầu Mỹ đổ bộ trên chiến trường Thủ Dầu Một.Suốt 21 năm xây dựng và chiến đấu, tiểu đoàn đã lập nhiều chiến công hiển hách,góp phần cùng quân dân trong tỉnh và lực lượng chủ lực của Bộ, Miền đánh đổ ngụyquân, ngụy quyền giành chính quyền về tay nhân dân, làm nên đại thắng mùa xuân1975.
Cáccán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Phú Lợi năm xưa vui mừng trong ngày họp mặt Ảnh:T.LIÊM
Lập chiến công ngay ngày đầuthành lập
Tiểu đoànPhú Lợi ra đời trong bối cảnh “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - ngụy bước vàogiai đoạn thất bại; Mỹ chuẩn bị tiến hành một kiểu chiến tranh mới - “Chiếntranh cục bộ”.
Trước yêucầu khách quan của cuộc kháng chiến ngày càng phát triển, đòi hỏi gấp rút phảicó đơn vị chủ lực tập trung cơ động, thực hành tác chiến tiêu diệt địch, gâytác động mạnh đối với địch và hỗ trợ đắc lực cho phong trào chiến tranh du kích,phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân, tháng 11-1964, Tỉnh ủy quyết địnhtập trung các đại đội 304, 306, 308 và đại đội 4 trợ chiến hình thành lâm thờitiểu đoàn chủ lực cơ động của tỉnh. 19 giờ ngày 5-6-1965, tại xóm Vườn Trầu, ấpHố Mên, xã Long Nguyên, huyện Bến Cát (nay là TX.Bến Cát), Tiểu đoàn Phú Lợichính thức được thành lập.
Tiểu đoànchủ lực cơ động của tỉnh được hình thành là niềm tự hào chung của quân và dântrong tỉnh, là cánh chim đầu đàn của lực lượng vũ trang địa phương nên từ cấp ủyĐảng, chính quyền và nhân dân đều góp sức cho tiểu đoàn nhanh lớn mạnh, trưởngthành. Đáp ứng lòng tin ấy, tiểu đoàn càng ra sức chuẩn bị mọi mặt để thực hiệnbằng được ra quân đánh thắng trận đầu, xây dựng truyền thống: “Đã đánh là tiêudiệt, ra quân là chiến thắng”.
Ông HuỳnhVăn Thu, nguyên Chính trị viên Tiểu đoàn Phú Lợi, nhớ lại: “Ban đầu, tiểu đoànđịnh lấy tên 303 - một tiểu đoàn có nhiều chiến công và truyền thống trong đánhPháp, nhưng 303 đã được đơn vị tỉnh bạn chọn làm phiên hiệu, do đó Ban Thường vụTỉnh ủy Thủ Dầu Một thống nhất lấy tên Tiểu đoàn Phú Lợi. Tên này gắn với sự kiệnđịch dùng thuốc độc cùng lúc giết hại hàng ngàn chiến sĩ cách mạng và đồng bàoyêu nước ngày 1-12- 1958 tại nhà tù Phú Lợi. Quân dân Sông Bé ghi mãi mối thùkhông đội trời chung, mối thù “trời không dung - đất không tha-người người đềucăm giận”. Và Tiểu đoàn Phú Lợi mang trách nhiệm phải trả cho được mối thù này,góp sức cùng quân dân toàn tỉnh, toàn miền Nam tiêu diệt hết bè lũ cướp nước vàbán nước giải phóng quê hương”.
Khi vừađược khai sinh, Tiểu đoàn Phú Lợi đã lập nên nhiều chiến công, xóa phiên hiệunhiều tiểu đoàn, đại đội địch. Tiểu đoàn đã thực hiện được chủ trương tiểu đoàndiệt tiểu đoàn, đại đội diệt đại đội, trung đội diệt trung đội; xây dựng nêntruyền thống ra quân đánh thắng trận đầu, đã đánh là tiêu diệt, bắt tù binh thuvũ khí. Một số trận đánh tiêu biểu của Tiểu đoàn Phú Lợi có thể kể đến là trận ấpĐồng Sổ (huyện Bàu Bàng hiện nay) ngày 28-12- 1964; chiến thắng trận càn của tiểuđoàn địch tại căn cứ Đồng Chèo; trận đánh tại Quý Hiệp ngày 21-2-1965; diệt gọn1 tiểu đoàn ngụy ở Suối Dứa, Gò Mối vang dậy chiến công; trận phục kích tiêu diệtTiểu đoàn 2 của Trung đoàn 8, Sư 5 của ngụy ngày 8-7 tại ấp Suối Dứa (huyện BàuBàng hiện nay)…
“Trong lịchsử chiến đấu của Tiểu đoàn Phú Lợi thì trận Bông Trang - Lò Gạch ngày 25-8-1966là trận phản đột kích oanh liệt nhất. Tiểu đoàn đã tiêu diệt và tiêu hao nặng 3tiểu đoàn Mỹ với khoảng 700 tên, bắn cháy, bắn hỏng 16 xe tăng, xe bọc thép, 1máy bay, thu 20 súng các loại và nhiều đồ dùng quân sự. Có thể nói, trận thắngnày mãi mãi là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Phú Lợi vànhân dân trong tỉnh”, ông Thu tự hào cho biết.
Góp phần làm nên đại thắng mùaXuân 1975
Trong cuộctổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, Tiểu đoàn Phú Lợi đã hoàn thành xuấtsắc nhiệm vụ, góp phần cùng quân dân trong tỉnh và lực lượng chủ lực của Bộ, Miềnđánh đổ ngụy quân, ngụy quyền giành chính quyền về tay nhân dân. Nổi bật nhấtlà chiến thắng giòn giã diệt gọn Tiểu đoàn Bảo an 306 trong công sự vững chắc ởxã Bình Mỹ, xã Bình Cơ (huyện Bắc Tân Uyên hiện nay), mở toang cánh cửa phíatây - bắc cho lực lượng Quân đoàn 1 tiến vào giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một, giảiphóng Sài Gòn.
Ông NguyễnHữu Tú, nguyên Chính trị viên Đại đội 5, Tiểu đoàn Phú Lợi 2, nhớ lại, Bình Mỹ,Bình Cơ là 2 “ấp chiến lược” án ngữ phía đông - bắc TX.Thủ Dầu Một. Nó như mộtcửa ngõ để đại quân ta tiến vào giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một và tiến công vào giảiphóng Sài Gòn từ phía tây - bắc. Do vị trí quan trọng nên địch đã xây ở Bình Mỹ3 đồn hình tam giác kiên cố, trong đồn là sở chỉ huy tiểu đoàn địch. Tại đây, địchđiều Tiểu đoàn Bảo an 306, một tiểu đội mạnh về phòng thủ. Ở mỗi đồn chúng đềubố trí một đại đội với quân số, vũ khí đầy đủ. Vì vậy, phải đánh được đồn BìnhMỹ, Bình Cơ thì mới mở toang cánh cửa phía tây - bắc cho lực lượng Quân đoàn 1tiến vào giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một, giải phóng Sài Gòn.
Ông Tú kể,tại hội nghị bàn phương án tác chiến mở cửa Bình Mỹ, Bình Cơ giữa Bộ Tư lệnh Sưđoàn 312 (Quân đoàn 1) và Ban chỉ huy Tiền phương Tỉnh đội Thủ Dầu Một thì sưđoàn sẽ tăng cường cho Tiểu đoàn Phú Lợi 2 một đại đội bộ binh và 2 khẩu đội canông 85 nòng dài. Nhưng sau khi thảo luận, thấy khả năng Tiểu đoàn Phú Lợi 2 cóthể một mình giải quyết trận đánh nhanh gọn nên việc đánh Bình Mỹ, Bình Cơ giaohoàn toàn cho Tiểu đoàn Phú Lợi 2 đảm nhiệm. Sư đoàn chỉ tăng cường 2 khẩu canông 85 và 3 khẩu cối 120 ly. Đại đội 5 được giao nhiệm vụ đánh đồn ấp 1, BìnhMỹ. Đại đội 6 đánh đồn ấp 2 - cũng là Sở chỉ huy Tiểu đoàn Bảo an 306 của ngụy.Đại đội 7 tiến công đồn ấp 3, Bình Cơ. Các đại đội đều có du lích xã phối hợptác chiến. Trận đánh mở cửa ở Bình Mỹ, Bình Cơ diễn ra nhanh gọn, Tiểu đoàn Bảoan 306 bị tiêu diện hoàn toàn. Cùng lúc, nhân dân Bình Mỹ nổi dậy phá tan các “ấpchiến lược”, vào trụ sở ngụy quyền kêu gọi tàn binh địch lẩn trốn ra hàng. Sauđó, chính quyền cách mạng xã Bình Mỹ được thành lập. “Chưa có trận nào Tiểuđoàn Phú Lợi 2 ra quân hào hứng và khí thế như trận này. Nếu không phải là thờiđiểm tổng tiến công mùa xuân 1975 thì một đại đội địa phương khó có thể tiếncông cứ điểm kiên cố do một đại đội địch đóng giữ”, ông Tú khẳng định.
Bình Cơ, Bình Mỹ bị tiêu diệt, cánh cửa phía tây - bắc Sài Gòn vàphía đông - đông bắc Thủ Dầu Một đã mở toang. Các Sư đoàn 312, 320B cùng với xetăng, thiết giáp ào ạt tiến lên như nước vỡ bờ tiến vào giải phóng tỉnh Thủ DầuMột, giải phóng Sài Gòn. “Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm1975, Tiểu đoàn Phú Lợi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần cùng quân dântrong tỉnh và lực lượng chủ lực của Bộ, Miền đánh đổ ngụy quân, ngụy quyền, giànhchính quyền về tay nhân dân”, ông Dương Văn Liễu, nguyên Chính trị viên Tiểu đoànPhú Lợi, tự hào nói.
Đi dân nhớ, ở dân thương
Trong lịch sử oai hùng của Tiểu đoàn Phú Lợi không thể không kể đếnsự đùm bọc, che chở của người dân. Ông Dương Văn Liễu, nguyên Chính trị viên Tiểuđoàn Phú Lợi, cho biết: “Chiến sĩ Tiểu đoàn Phú Lợi hoạt động, công tác và chiếnđấu bao giờ cũng ở bên cạnh nhân dân và trong lòng nhân dân, dựa chắc vào nhândân. Nhân dân Thủ Dầu Một ngày ấy chăm lo cho cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn từ cáiăn, cái mặc, từng viên thuốc, cuộn băng bông mỗi khi chiến sĩ bị ốm, bị thương,lo cho anh em từng chiếc hầm bí mật và nuôi dưỡng, che giấu khi về địa phươnghoạt động. Thương nhất là những bà mẹ, những người chị đêm đêm xé rào “ấp chiếnlược”, không ngại hiểm nguy đem đến cho các anh từng thúng gạo, cân đường. Nhữngkhi tiểu đoàn bị địch bao vây với bom tạ, pháo bầy thì nhiều ông cụ, bà mẹ đứngngồi không yên. Sau trận đánh các cô, các bác còn tìm “điểm danh” từng người.
“Tôi còn nhớ mãi cảnh nhữnglần tôi bị thương được đồng đội khiêng về căn cứ. Tôi nằm lắc lư trên chiếcvõng, bà con chạy theo, người thì cho hộp sữa, gói đường… khiến tôi rất cảm độngvà xem đó là động lực để sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do cho quêhương, đất nước”, ông Bùi Ngọc Thanh, nguyên Chính trị viên phó Tiểu đoàn Phú Lợi,xúc động kể.
Hiện nay, Tiểu đoàn Phú Lợi không còn nhưng những chiến công hiển háchcủa tiểu đoàn vẫn mãi mãi là bản hùng ca bất tận, là niềm tự hào của quân vàdân tỉnh Bình Dương.
THU THẢO