Mỗi chiều tối vào khoảng 17 - 19giờ từ thứ hai đến thứ sáu,mẹket qua bong da truc tuyen ma cao đến lớp học tình thương phường An Phú (TX.Thuận An)là gặp chị Nguyễn Thị Ngọc, Bí thư Chi đoàn thanh niên xa quê khu phố 1B, Chi hộitrưởng Chi hội Thanh niên công nhân (TNCN) Sức trẻ (phường An Phú, TX.ThuậnAn). Vừa đi công chuyện về, chưa kịp cơm nước, tắm rửa, chị Ngọc lại tất bậtlên lớp dạy học cho các em nhỏ vì sợ mấy em chờ lâu. Hôm nay chỉ có chị Ngọc vàmột giáo viên trường tiểu học đến hỗ trợ nên việc dạy học khá vất vả, vừa cầmtay hướng dẫn cho một em đang học lớp 1, chị lại quay sang hướng dẫn các em lớp3 làm bài tập. Chốc chốc lại nghe tụi nhỏ gọi “cô ơi, cô à”.
Giờ lên lớp của chị Ngọc
Chị Ngọc tâm sự: “Lớp học ra đờitừ năm 2008 khi Phường đoàn mở lớp tại văn phòng khu phố. Tôi thấy mấy em nhỏ đếnđó học khá bất tiện vì đường sá xe cộ đông đúc, tôi về xin mẹ mượn sân trướcdãy trọ để làm lớp học cho các em. Các em vui mừng vì có được chỗ học gần nên cứtruyền tai nhau, rồi phụ huynh truyền cho nhau, bây giờ các em ở các phòng trọkhác đến học rất đông. Từ chỗ ban đầu chỉ có 20 em nay đã tăng lên đến 67 em.Điều đặc biệt tất cả đều là con em công nhân”.
Trong các buổi học chị luônnghiêm khắc với học trò nhưng lại rất quan tâm đến các em. Thấy em nào khôngchú ý nghe giảng chị đề nghị nghiêm túc ngay, nhưng thấy em nào có vẻ mệt mỏichị xuống hỏi thăm tình hình xem em có bệnh hay không để tìm cách xử lý. Quantâm từng em như thế nên mấy em quý chị như mẹ. Chị nhớ nhất có lần đến sinh nhậtchị, không biết hỏi thăm ai mà mấy em biết bàn bạc với nhau rồi đề ra “kế hoạch”mỗi bạn đóng góp 1.000 đồng để mua bánh sinh nhật mang đến nhà tặng “mẹ” Ngọc.“Nhận được món quà đó tôi không kìm được nước mắt, đó là món quà ý nghĩa nhấtmà tôi được nhận”, chị Ngọc chia sẻ.
Hay có lần, do chị bận nhiều việc,định sẽ để cho các bạn khác dạy thay mình, nhưng các em nói: “Ngày trước, chúngem không biết chữ nào, nhờ có cô mà chúng em biết chữ nên thương cô như mẹ vậy,cô đừng có nghỉ dạy”. Những lời nói ngây thơ, hồn nhiên nhưng cũng sâu sắc ấymà bây giờ dù bận rộn cách mấy chị Ngọc vẫn đến lớp đều đặn.
Không chỉ được các em nhỏ ở lớp họcyêu mến, chị còn là người gương mẫu của các bạn TNCN. Làm Bí thư Chi đoàn, Chihội trưởng, cô giáo... hầu như thời gian của chị đa phần dành hết cho các bạn.Nhiệt huyết với phong trào, chăm lo cho TNCN, chị luôn tạo các sân chơi bổ íchđể các bạn cùng tham gia. Tận dụng khoảng sân trước dãy nhà trọ mỗi tuần chị tổchức sinh hoạt, vui chơi cho các bạn TNCN. Đều đặn mỗi tháng, chị tổ chức sinhnhật cho các bạn có ngày sinh trong tháng. Điều đặc biệt, ở chi hội, chị đãthành lập được đội bóng chuyền nam, đội bóng đá và đội văn nghệ; đội bóng chuyềnvà bóng đá thường ra sân giao lưu với các chi hội khác vào mỗi buồi chiều, cònđội văn nghệ thường phục vụ ca hát trong các buổi sinh hoạt chi hội hay các dịplễ…
Để có kinh phí cho các hoạt động,chị vận động các bạn để dành chai nhựa sau khi sử dụng hoặc đi nhặt ve chai gomvề để tại phòng trọ của một bạn, để vài tháng sau bán một lần. Số tiền này, chịdùng để chăm lo cho các em ở lớp học, như dịp Quốc tế Thiếu nhi 1-6 năm nay, từsố tiền bán ve chai chị đã tổ chức chuyến du lịch tại Khu du lịch Đại Nam chocác em; hay đợt trung thu vừa qua, chị cùng các bạn TNCN tổ chức một ngày trungthu thật vui cho các em.
Được sự yêu mến của các em ở lớphọc tình thương và TNCN ở 2 chi đoàn, chi hội, chị luôn được gọi là “mẹ” của trẻem nghèo và chị của TNCN. Không ước mơ gì cho riêng mình, chị chỉ mong trẻ em đềuđược đến lớp và TNCN ngày càng có cuộc sống tốt hơn.
NGỌC NHƯ