Trong lịch sử hơn 170 năm của Viện đã xuất hiện rất nhiều nhân tài,ựuhọcsinhchuyênAnhlàmGiáosưViệnHànlâmHảiquânHoakỳkeonhacai5 me trong đó có Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter và 26 thành viên thượng viện Hoa Kỳ như cựu thượng nghị sĩ John McCain. Năm 2022, Viện được xếp hạng 1 trong những trường đại học khai phóng của Hoa Kỳ... Hiện nay, Duy chuẩn bị tốt nghiệp tiến sĩ ngành Khoa học thần kinh tính toán Trường Kỹ thuật (College of Engineering), Đại học Purdue - ngôi trường thuộc top 4 nước Mỹ về khoa học kỹ thuật. Nghiên cứu của Duy xoay quanh việc phân tích não bộ của con người ở trạng thái khoẻ mạnh cũng như khi có những bệnh có liên quan tới não bộ như Alzheimer. Theo Duy, 'brain fingerprint' (tạm dịch là những đặc tính cá nhân của chức năng não bộ con người) là lĩnh vực nghiên cứu rất mới trên thế giới trong khoảng 5 năm trở lại đây. "Nhờ kĩ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI), trong luận án của mình tập trung vào “dấu vân não bộ” – khái niệm này còn rất mới và nhóm nghiên cứu của giáo sư hướng dẫn và bản thân mình bắt đầu chứng minh được các bước đầu tiên. Có một bằng chứng rất lớn là não bộ con người có những dấu hiệu nhận biết về tính năng và khả năng xử lí rất riêng. Dự án này mình rất tâm huyết và dự kiến sẽ phát triển sâu” - Duy cho biết thêm. Ngoài ra, Duy còn tham gia một dự án với Đại học Pennsylvania về Alzheimer - một căn bệnh chưa có cách chữa trị triệt đề. Đây cũng là hướng nghiên cứu mà Duy dự tính tiếp tục theo đuổi ở bậc sau tiến sĩ ở Trường Y khoa Perelman thuộc Đại học Pennsylvania (hiện Duy đang là visiting PhD Candidate ở đây). Bí quyết để trở thành “người thích hợp nhất” Anh Duy cho biết trong khoảng từ năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường lao động tại Mỹ (trong đó có mảng giáo dục trong và sau bậc đại học) rất cạnh tranh, rất nhiều trường hạn chế tuyển thêm giáo sư mới. Điều này đó ảnh hưởng rất nhiều đến với những học viên tốt nghiệp tiến sĩ năm 2019 và 2020. Duy nằm trong nhóm này – anh chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ vào tháng 3. Từ cuối năm 2021, Duy đã nộp hồ sơ vào khoảng từ 20 đến 25 trường. Anh nhận phỏng vấn ở 8 trường, nhận đề nghị từ 5 trường và “chốt” công việc tại Viện Hàn lâm Hải quân Hoa Kỳ. “Bí quyết”, theo Duy, không chỉ là kiến thức và kỹ năng, mà “quan trọng nhất chính là cách mình nhìn về tương lai phù hợp với họ”. “Mình cảm nhận rằng cái mình có rất phù hợp với cái họ cần. Mình nhận ra các trường cần một người có thể viết tiếp vào văn hóa và lịch sử của trường của họ, chứ không chỉ cần người nghiên cứu rất giỏi hay có tiềm năng lớn. Theo mình, khi xin việc, hãy đến đó và chuẩn bị tinh thần 'Tại sao tôi là người thích hợp nhất để đảm nhận trọng trách này'”. “Người thích hợp nhất”, theo Duy, đương nhiên là nghiên cứu tốt, là khả năng truyền đạt kiến thức cho sinh viên, động lực trong công việc… “Một điều nữa để trúng tuyển là các giáo sư trong khoa có cảm thấy mình là một phần trong họ không. Ít nhất, trong trường hợp của mình, họ cho biết rằng mình có thể đóng góp vào tập thể một cách tích cực. Có lẽ, một số bạn quá tập trung vào khoa học và quên rằng có rất nhiều yếu tố khác để có thể trở thành giáo sư”. Theo Duy, bất kỳ trường nào cũng yêu cầu đơn ứng tuyển với concept “Diversity, Equity, Inclusion” (DEI) – “Đa dạng, Công bằng, Hoà nhập”. “Khi nộp hồ sơ, điều mình chuyển tải nhiều nhất chính là câu chuyện của bản thân. Mình nghĩ điều thuyết phục hội đồng nhiều nhất là sự chân thành và có câu chuyện có thể truyền cảm hứng cho sinh viên".
Điều thứ hai là nêu lý do chọn làm tiến sĩ ngành industrial engineering. "Đây là ngành này thu hút rất nhiều sinh viên ở các lĩnh vực khác nhau, như chính mình đây vốn dĩ nghiên cứu về não người. Vậy thì tại sao lại chuyển sang ngành này? Điều đó cho thấy được tầm nhìn của ứng viên về ngành". Ngoài ra, theo Duy, hầu hết những vấn đề ngày nay đều yêu cầu đa ngành, ví dụ như giải mã gen người. Vậy “Diversity – sự đa dạng” chính là làm sao để thu hút nhiều người trong nhiều ngành khác nhau lại làm việc chung. Duy nhận định, tiêu chí 'Đa dạng, Công bằng, Hoà nhập' sẽ trở thành xu hướng tuyển dụng của thế giới. Câu chuyện về 2 lần “bẻ lái” Đạt được thành quả hôm nay, Anh Duy cho rằng nhờ mình đã có hai lần “bẻ lái” quan trọng. Từng là cựu học sinh chuyên Anh của Trường THPT Chuyên Tiền Giang, khi học hết phổ thông, Duy quyết định theo đuổi ngành Dược. Dù vậy, đến năm thứ hai đại học, Duy nhận ra đó không phải là cái mình muốn làm. Duy quyết định bỏ học Dược để bắt đầu học Toán và kỹ thuật. “Khi đó, học Toán giống như là một đam mê và mình đã học và hoàn thành chuỗi các lớp toán giải tích trong một kỳ để đuổi kịp khoảng thời gian trước kia. May mắn là mình hoàn thành tốt điều đó với 4 điểm A, và theo đuổi con đường với Toán tới nay”.
Cú bẻ lái thứ hai của Duy diễn ra sau khi đã tốt nghiệp đại học. Với 2 bằng cử nhân Toán và Kỹ thuật, Duy chuyển hướng, nắm giữ những vị trí khác nhau trong ngành công nghiệp ô tô như quản lý dự án và lãnh đạo nhóm chuyên gia đa ngành. Nhưng sau 2 năm làm việc với mức lương rất tốt, Duy lại quyết định từ bỏ để quay lại với con đường học hành. Trải lòng về câu chuyện của mình, ở lần rẽ hướng thứ nhất, Duy cho rằng đôi khi có những áp lực làm mình phải theo đuổi một ngành học hay công việc nào đó dù không thích. Nhưng với Duy, bài học anh nhận được là “nếu như không được sống với đam mê của chính mình thì bạn sẽ mất đi nửa cuộc đời”. Ở lần 'bẻ lái' thứ hai, Duy nói có một người ảnh hưởng lớn đến anh, hiện đang làm hiệu trưởng của một trường đại học. “Thầy đã học đến năm cuối cùng của bác sĩ nhưng vẫn bỏ để có thể theo học tiến sĩ ngành Industrial engineer ở Penn State. Những câu chuyện đó rất nhiều ở Mỹ. Mình còn nhớ câu nói của thầy từ năm 2015, lúc đó mình rất lo lắng khi dự định đổi ngành. Thầy đã nói đúng một câu: “If you are good, you are good”. Đó là cái tư duy mà mình nghĩ rằng chúng ta nên có, vì nhiều người thường không có đủ can đảm để thật sự làm”.
Tất cả những thứ đó chính là động lực để Anh Duy xây dựng website tư vấn về những cơ hội học tập và nghiên cứu ở Viện Hàn lâm Hải quân, và những cơ hội với bậc đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ. “Mình đủ tự tin để chia sẻ câu chuyện tới những bạn đã từng ở trong vị trí giống như mình, đã từng có sự phân vân lo lắng nhất định như mình. Mình cũng muốn làm cầu nối để có thể giúp các bạn hòa nhập nhanh hơn với nước Mỹ. Mong muốn của mình là đem đến cho sinh viên và cả những ai tiếp xúc với mình một chữ thôi, là “can đảm”. Vì mình đã từng là một người chưa có đủ dũng cảm để đưa ra những quyết định mà đáng lẽ phải đưa ra sớm hơn. Mình muốn chia sẻ để mọi người đỡ mất thời gian để đưa ra quyết định quan trọng trong cuộc đời, sự nghiệp. Lẽ dĩ nhiên, có một số bài học mà ai cũng phải tự học cho riêng mình”.
* Assistant professor thường được dịch là GS trợ lý nhưng những người giữ chức vụ này không phải là phụ tá cho giáo sư nào cả, mà họ là những nhà khoa học độc lập. Phương Chi - Doãn Hùng |