Chiều 4-12,ườngxuyênkiểmtragiámsátđônđốcđểviệcthựchiệnNghịquyếtđạthiệuquảbongd Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức đã bế mạc. Đồng chí Trương Thị Mai phát biểu kết luận hội nghị. Chỉ đạo và kết luận Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai nhấn mạnh, Hội nghị đã nghe các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng truyền đạt chuyên đề “Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính truyền đạt chuyên đề “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới”; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang truyền đạt chuyên đề “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã truyền đạt chuyên đề “Tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới”.
Theo Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai, các báo cáo đã nhấn mạnh, làm sâu sắc thêm nội dung trong từng Nghị quyết về kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; nêu rõ những điểm mới, bối cảnh, quan điểm, mục tiêu, giải pháp; cập nhật thêm các thông tin có liên quan nhằm rõ thêm tình hình, quan điểm, các yêu cầu của từng Nghị quyết.
Đề nghị các cấp ủy, tổ chức Đảng tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa, thực hiện nghiêm quyết liệt, đồng bộ để các Nghị quyết đạt kết quả theo yêu cầu của Đảng, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh: Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, ban hành nhiều nghị quyết, văn bản trên các lĩnh vực nhằm cụ thể hóa, nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Trong đó có, Nghị quyết số 18- NQ/TW về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực để đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao; Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể thực hiện trong giai đoạn mới; Nghị quyết số 21-NQ/TW để tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới; Nghị quyết số 27-NQ/TW về việc tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn mới; Nghị quyết số 28-NQ/TW về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới; Nghị quyết số 29-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Như vậy, đến nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành 11 nghị quyết; đồng thời, ban hành một số văn bản quan trọng khác như Kết luận số 21-KL/TW về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Khóa XI, XII, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; Quy định số 29-QĐ/TW về thi hành Điều lệ Đảng, quy định về những điều đảng viên không được làm và một số văn bản quan trọng khác.
Thường trực Ban Bí thư nêu rõ, với những nghị quyết, văn bản nêu trên, có thể khẳng định, kế thừa các nhiệm kỳ trước, trong nhiệm kỳ Đại hội XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tiếp tục đổi mới việc học tập, quán triệt nghị quyết, chủ trương của Đảng; đẩy mạnh việc cụ thể hóa, nâng cao hiệu quả thực hiện và đối với nhiệm vụ chính trị, thực tiễn từng địa phương, đơn vị. Quang cảnh hội nghị
Các cấp ủy, tổ chức Đảng đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao nhận thức, trách nhiệm; kịp thời cụ thể hóa, tổ chức thực hiện nghiêm, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong triển khai từ Trung ương đến cơ sở và nâng cao hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết, chủ trương của Đảng.
Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai ghi nhận và đánh giá cao các cấp ủy, tổ chức Đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị đã tham gia nghiêm túc Hội nghị, với gần 1,5 triệu cán bộ, đảng viên, hơn 16 nghìn tổ chức đảng trong cả nước, có địa phương kết nối đến cấp xã, phường, thị trấn. Đây là bước khởi đầu, để Nghị quyết đi vào cuộc sống, đòi hỏi các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên phải tiếp tục nghiên cứu đầy đủ, toàn diện các nghị quyết; nêu cao trách nhiệm, quyết tâm, nỗ lực để bảo đảm các Nghị quyết đạt được kết quả thực chất gắn với từng địa phương, đơn vị; trên cơ sở đó làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, tạo đồng thuận cao trong thực hiện các nghị quyết của Đảng.
Thường trực Ban Bí thư lưu ý, thực tế quá trình kiểm tra, giám sát từng năm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với một số cấp ủy, tổ chức đảng cho thấy, một số nghị quyết, chủ trương quan trọng ở mặt này, mặt khác một số cấp ủy, tổ chức đảng vẫn nhận thức chưa đầy đủ, toàn diện, chưa sâu sát, chưa quyết tâm cao; nơi này, nơi kia hiệu quả tổ chức thực hiện còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.
“Sau Hội nghị này, các cấp ủy, tổ chức Đảng cần rút kinh nghiệm, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc để việc thực hiện Nghị quyết phải đạt được hiệu quả cao, không để xảy ra tình trạng “đầu voi, đuôi chuột”, còn hình thức, đối phó, sao cho Nghị quyết phải đi vào cuộc sống một cách thực chất nhất”, Thường trực Ban Bí thư đề nghị.
Thường trực Ban Bí thư nêu rõ, thời gian còn lại không dài, cùng với việc triển khai các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, từ đây đến cuối năm còn nhiều nhiệm vụ quan trọng khác phải triển khai trước khi kết thúc năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII gồm: kiểm điểm, đánh giá, phân loại tập thể, cá nhân; tổng kết công tác năm 2023, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2024... Trong đó, Chỉ thị số 26-CT/TW của Ban Bí thư về tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024 yêu cầu, phải hoàn thành việc tổng kết công tác năm 2023, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 trước ngày 10/1/2024.
Thường trực Ban Bí thư lưu ý, nhiệm vụ của năm 2024 được triển khai trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới bên cạnh thuận lợi vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức; một số phát sinh có thể nằm ngoài dự kiến của chúng ta; một số địa phương phải tăng tốc có giải pháp đột phá mới có thể đạt được mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đã đề ra... nên đòi hỏi phải chủ động nắm sát tình hình, kịp thời, có giải pháp phù hợp, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Theo TTXVN |