Nổi lên trong hàng trăm ý kiến của cử tri khi tiếp xúc với các đại biểu (ĐB) Quốc hội và ĐB HĐND tỉnh trước và sau các kỳ họp vừa qua là những băn khoăn về tình trạng ngập úng cục bộ,ầnxửlýtriệtđểtìnhtrạngngậpúngcụcbộbóng đá tây ban nha đêm nay gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người dân tại một số địa bàn trong tỉnh. Vấn đề này đã được các ĐB dân cử chuyển tải đến nghị trường và đã được các ngành chức năng tập trung giải quyết. Tại những địa bàn thường xuyên bị ngập úng cục bộ trước đây, hiện nay người dân đã có thể yên tâm mỗi khi mùa mưa đến. Tuy vậy, cử tri vẫn mong muốn trong nhiệm kỳ tới, vấn đề ngập úng cục bộ sẽ tiếp tục được các ĐB lên tiếng để các cơ quan chức năng giải quyết triệt để.
Cử tri tại một số địa bàn thường bị ngập úng cho biết, đến hẹn lại lên, mỗi khi mùa mưa tới, tình trạng ngập lụt sau những trận mưa lại trở thành nỗi ám ảnh. Sau mỗi cơn mưa lớn, không chỉ các tuyến đường mà một số khu dân cư cũng bị ngập nước. Là người dân sinh sống từ lâu trên đường ĐT743, đoạn ngã tư miếu Ông Cù, cử tri Lê Thành Quang cho biết: “Có sinh sống ở đây mới biết, hễ trời đổ mưa là khu vực ngã tư miếu Ông Cù chạy dọc theo đường ĐT743, phường Bình Chuẩn, TX.Thuận An lại biến thành “sông”. Các phương tiện lưu thông ngang qua khu vực này phải “bơi” trong nước, hoặc phải đứng hàng giờ để chờ nước rút. Tình trạng ngập sâu như thế còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân”.
Tuổi trẻ Công an tỉnh phối hợp với Đoàn phường Bình Hòa, TX.Thuận An tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường. Ảnh: T.THỦY
Theo một số cử tri tại đây, thực tế, các ĐB nhân dân đã phát biểu và đóng góp nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ. Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành chức năng cùng phối hợp thực hiện các giải pháp nhằm giải quyết tình trạng ngập úng cục bộ tại một số địa phương. Trên nhiều địa bàn, các khu vực trước đây thường xuyên bị ngập úng cục bộ nặng đã được đầu tư, xử lý. Đơn cử như đoạn đường 22-12 tại khu vực phường Thuận Giao, TX.Thuận An; quốc lộ 13 (khu vực metro)… Tuy vậy, tại địa bàn này, tình trạng ngập ứng chưa được xử lý triệt để. Quả thật, ai đã từng lưu thông trên đoạn đường khu vực miếu Ông Cù khi trời mưa lớn đều thấu hiểu được nỗi vất vả của người dân cũng như những người tham gia giao thông. Người đi đường phải lần từng bước đi qua đoạn đường nước ngập sâu. Các loại xe tải lớn cũng bị ngập nước. Cùng với đó là cảnh xe mô tô bị chết máy dẫn bộ, hoặc xe ô tô nằm trên đường chờ cứu hộ, gây ách tắc giao thông.
Khu vực các phường Hưng Định, Bình Nhâm, Vĩnh Phú, An Thạnh, Lái Thiêu và xã An Sơn thuộc TX.Thuận An thời gian qua cũng vẫn còn tái diễn tình trạng ngập úng. Đây là nơi nhận nước tiêu thoát từ các vùng cao phía trên đổ xuống và thường xuyên bị ảnh hưởng của thủy triều... Do đó, mỗi khi mùa mưa đến, người dân các địa phương này luôn phải chuẩn bị cách để đối phó với tình trạng ngập nước. Cử tri Đoàn Văn Phúc, khu phố Hưng Phước, phường Hưng Định, TX.Thuận An nói: “Mùa mưa, nước dâng nhanh, nhiều gia đình bị thiệt hại nặng, bàn ghế, máy bơm nước và các vật dụng trong gia đình đều hư hỏng. Nhiều vườn cây ăn trái ngập úng nặng do nước không thoát ra kịp. Nhiều tuyến đường hẻm bị nước cô lập, gây khó khăn cho người dân. Chúng tôi mong trong nhiệm kỳ tới, vấn đề này sẽ được các ĐB quan tâm lên tiếng tại các diễn đàn Quốc hội và HĐND”.
Tại xã An Sơn, mưa kết hợp với nước thủy triều dâng từnắp cống đê bao BàLụa, rạch cầu Ông Hai Diêu, thuộc nhánh sông Sài Gòn gây ngập úng. Tại địa bàn TP.Thủ Dầu Một, khu vực ngã ba Cống thuộc phường Phú Cường cũng là một “điểm đen” đối với những hộ dân sinh sống tại đây. Cử tri Nguyễn Bảo Lâm, khu phố 2, phường Phú Cường cho biết: “Mỗi lần mưa lớn, tuyến đường Thích Quảng Đức, nhất là đoạn ngã ba Cống nước mưa ngập sâu hơn nửa mét khiến nhiều xe bị chết máy, phải dắt bộ. Nước không chỉ gây ngập đường mà còn tràn vào nhà dân. Nhiều hộ gia đình phải chuẩn bị các bao cát để chặn phòng nước tràn vào nhà”.
Cử tri một số địa phương cũng cho rằng, thực tế tình trạng ngập cục bộ xảy ra ngoài những nguyên nhân về cơ sở hạ tầng, quản lý của Nhà nước còn do ý thức của chính người dân. Nhiều người dân sống gần các kênh, rạch, hệ thống thoát nước cứ vô tư ném rác xuống, biến nơi đây thành bãi rác. Hậu quả là sau một trận mưa lớn, nước thoát không kịp và gây ngập nặng. Vì vậy, chỉ cần một bộ phận người dân nâng cao ý thức, không xả rác xuống hệ thống thoát nước, kênh rạch… sẽ góp phần không nhỏ trong việc chống ngập hiệu quả.
Tín hiệu vui gần đây là Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu của việc điều chỉnh là từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển hệ thống thoát nước theo từng giai đoạn; phát triển hệ thống thoát nước ổn định và đồng bộ bao gồm xây dựng mạng lưới thu gom, chuyển tải và nhà máy xử lý nước thải theo từng giai đoạn, phù hợp với quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt, phát huy tối đa công suất thiết kế các nhà máy xử lý nước thải bảo đảm hiệu quả quản lý và đầu tư xây dựng; phấn đấu tăng tỷ lệ đấu nối nước thải từ hộ gia đình đến hệ thống thu gom và xử lý nước thải; hệ thống thoát nước được vận hành, duy tu bảo dưỡng thường xuyên và theo định kỳ. 100% các đô thị không còn tình trạng ngập úng. Đến năm 2050, các đô thị được xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống thoát nước; xóa bỏ tình trạng ngập úng tại các đô thịvà toàn bộ nước thải được xử lý phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Ngoài sự vào cuộc của Nhà nước, các cơ quan chức năng, vấn đề bảo vệ môi trường, nạo vét kênh mương nơi mình sinh sống và xây dựng lối sống văn minh đô thị... của người dân cũng đã và đang góp phần chung tay cùng bảo vệ môi trường sống cũng như khắc phục, xử lý tình trạng ngập úng cục bộ xả ra trên một số địa bàn trong tỉnh.
THU THỦY