您的当前位置:首页 >Cúp C1 >VPN: 'con dao hai lưỡi' trong việc bảo vệ quyền riêng tư người dùng Internet_auxerre vs 正文

VPN: 'con dao hai lưỡi' trong việc bảo vệ quyền riêng tư người dùng Internet_auxerre vs

时间:2025-01-27 03:58:36 来源:网络整理编辑:Cúp C1

核心提示

Tin thể thao 24H VPN: 'con dao hai lưỡi' trong việc bảo vệ quyền riêng tư người dùng Internet_auxerre vs

Bạn đang xem một bộ phim. Trong phim,ưỡitrongviệcbảovệquyềnriêngtưngườidùauxerre vs một tên tội phạm đang cố gắng thoát khỏi hiện trường bằng chiếc xe thể thao trên đường cao tốc. Một chiếc trực thăng của cảnh sát theo dấu chiếc xe từ trên cao. Xe đi vào một đường hầm với nhiều lối ra khiến trực thăng mất dấu tên tội phạm.

Một VPN (mạng riêng ảo - virtual private network) hoạt động tương tự như đường hầm trong bộ phim trên. Nó kết nối nhiều con đường khác nhau rồi nhập chúng vào làm một và chiếc trực thăng không thể thấy những gì xảy ra bên trong đường hầm.  

Hẳn bạn đã từng được những bạn bè hiểu biết về công nghệ khuyên sử dụng một dịch vụ VPN. Họ nói với bạn rằng, VPN rất tuyệt vời, cho phép bạn xem các nội dung bị chặn, giúp bạn tránh tường lửa và duyệt web một cách an toàn. Những lời khen ngợi đó là đúng, nhưng không phải đúng hoàn toàn trong mọi trường hợp. Sử dụng VPN đôi khi cũng nguy hiểm như không dùng nó, nếu bạn không hiểu rõ những gì mình đang làm. 

VPN là gì?

Nếu bạn có nhiều máy tính, điện thoại và tablet ở nhà, bạn đang sử dụng một mạng cục bộ (LAN). Tất cả các thiết bị này kết nối tới cùng mạng Wi-Fi. Bạn thậm chí có thể chuyển dữ liệu (ảnh, phim...) từ máy tính này sang máy tính khác mà không cần tới Internet. Theo thiết kế, mạng cục bộ này là những mạng riêng. 

VPN là một mạng riêng ảo. Nó cho phép bạn kết nối tới một mạng riêng nhưng là từ xa. Ví dụ, công ty của bạn có thể dùng VPN để nhân viên kết nối vào đó và làm việc. Bằng cách này, bạn có thể thiết lập kết nối với mạng Intranet của công ty và dùng máy tính của bạn như thể đang ở trong văn phòng, sử dụng mạng Wi-Fi của công ty để làm việc. 

Sử dụng VPN rất đơn giản. Thông thường, công ty sẽ cài 1 máy chủ VPN vào máy tính tại văn phòng hoặc trong một trung tâm dữ liệu. Sau đó, người dùng, với các quyền được cấp, có thể kết nối tới máy chủ này bằng một VPN client. Có rất nhiều VPN client cho bạn lựa chọn và chúng hỗ trợ rất nhiều thiết bị, từ máy tính cho tới smartphone. Windows, Android, iOS và macOS thậm chí còn được tích hợp sẵn một VPN client cơ bản trong mục settings của thiết bị.

Hãy giả sử bạn đang thiết lập một kết nối VPN trên máy tính của mình. Máy tính của bạn và máy chủ VPN sẽ bắt đầu một kết nối 'điểm-tới-điểm' và tất cả lưu lượng (traffic) mạng của bạn sẽ đi qua kết nối này. Bạn có thể tưởng tượng kết nối chúng ta đang nói tới như một đường hầm giữa máy tính của bạn và máy chủ. Đường hầm này thường được mã hoá và mọi thứ sẽ đi qua đó trong suốt quá trình kết nối. 

Vì sao tôi nên dùng VPN?

Với những người phải làm việc từ nhà, họ thường sẽ phải sử dụng VPN để làm việc. Có khá nhiều lợi ích trong việc sử dụng VPN đối với 1 doanh nghiệp. Ví dụ như, nó cho phép nhân viên truy cập các máy chủ độc lập của công ty (không được kết nối Internet). Vào thời điểm chưa có các dịch vụ văn phòng đám mây như Office 365 hay Google G Suite, nhiều công ty quản lý các máy chủ email và lịch của riêng mình. Bộ phận IT của công ty có thể sẽ ép bạn kết nối vào mạng VPN của công ty trước nếu muốn truy cập email hay lịch sự kiện. Đây là một cách hiệu quả để bảo vệ các thông tin nhạy cảm. 

Tuy nhiên, dùng VPN cũng có những hạn chế lớn. Khi bạn sử dụng một kết nối VPN, tất cả traffic sẽ đi qua VPN, bao gồm cả traffic internet. Bộ phận IT của công ty có thể thực hiện chính sách hạn chế truy cập Internet, không cho bạn lướt Facebook trong giờ làm việc. Lịch sử duyệt web của bạn cũng có nguy cơ bị ghi lại và có thể một trong những hành động trên Internet của bạn sau này sẽ được dùng làm bằng chứng tốt để sa thải bạn. 

Văn phòng không phải là nơi duy nhất VPN được sử dụng. VPN cũng rất hữu ích khi bạn đi ra nước ngoài và muốn truy cập các dịch vụ trong nước (bạn phải làm điều này bởi nhiều nhà cung cấp dịch vụ tiến hành chặn, không cho truy cập từ nước ngoài). Ngoài ra, nếu bạn ở Việt Nam và muốn dùng một dịch vụ chỉ được cung cấp tại Mỹ, bạn có thể dùng VPN để "đánh lừa" nhà cung cấp rằng mình đang ở Mỹ để thoải mái đăng ký sử dụng. 

Bạn làm được điều này bởi, như đã nói, sau khi thiết lập kết nối VPN, tất cả traffic mạng sẽ đi qua một "đường hầm" và máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ sẽ nhận diện rằng, chúng đang gửi dữ liệu tới khách hàng trong nước chứ không phải ở nước ngoài. Trên thực tế, máy chủ cũng đang gửi dữ liệu tới 1 địa chỉ IP trong nước (địa chỉ IP của server VPN), nhưng rồi mọi thứ sẽ lại được gửi qua "đường hầm" VPN tới thiết bị của bạn vốn đang ở một quốc gia khác.