您的当前位置:首页 >Ngoại Hạng Anh >Thổ Nhĩ Kỳ chặn tàu chiến khỏi eo biển giữa khủng hoảng Nga_kèo lyon 正文

Thổ Nhĩ Kỳ chặn tàu chiến khỏi eo biển giữa khủng hoảng Nga_kèo lyon

时间:2025-01-13 05:55:07 来源:网络整理编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Tin thể thao 24H Thổ Nhĩ Kỳ chặn tàu chiến khỏi eo biển giữa khủng hoảng Nga_kèo lyon

Báo Nikkei đưa tin,ổNhĩKỳchặntàuchiếnkhỏieobiểngiữakhủnghoảkèo lyon Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo các nước không điều tàu chiến qua các eo biến để tới Biển Đen sau khi Tổng thống Tayyip Erdogan viện đến một thỏa thuận năm 1936 để "chấm dứt leo thang" ở Ukraine.

Theo Công ước Montreux, Thổ Nhĩ Kỳ nắm quyền kiểm soát các eo biển Bosporus và Dardanelles, được phép hạn chế tàu chiến qua lại trong cả thời chiến hoặc thời bình nếu bị đe dọa. Hai eo biển này nối liền biển Aegea, Marmara và Biển Đen, là nơi mà từ đó Nga đã tiến hành một cuộc tấn công vào bờ biển phía nam của Ukraine.

{keywords}
Vị trí của hai Eo biển Bosphorus và Dardanelles. Nguồn: Al Jazeera

Hôm 28/2, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu thông báo Ankara sẽ kích hoạt Công ước Montreux và cảnh báo các nước thuộc Biển Đen cũng như không thuộc Biển Đen không chạy tàu chiến qua các tuyến đường thủy của Thổ Nhĩ Kỳ.

Hiện chưa rõ quyết định của Ankara có tác động nhiều như thế nào đến chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Ít nhất 6 tàu chiến và một tàu ngầm của Nga đã đi qua các eo biển này trong tháng qua.

Thông báo mới được Ngoại trưởng Cavusoglu đưa ra ngay sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan lý giải chính phủ của ông sử dụng "quyền được trao cho đất nước chúng tôi thông qua Công ước Montreux liên quan đến hoạt động hàng hải ở các eo biển theo cách mà sẽ ngăn chặn khủng hoảng leo thang".

Ông Erdogan tái khẳng định Ankara sẽ không từ bỏ mối quan hệ với Nga hoặc Ukraine. "Chúng tôi sẽ không làm tổn hại đến lợi ích quốc gia của mình, nhưng chúng tôi sẽ không bỏ qua sự cân bằng khu vực và toàn cầu. Chúng tôi nói rằng chúng tôi sẽ không từ bỏ cả Ukraine và Nga".

Là một thành viên của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách cân bằng các cam kết với phương Tây cũng như quan hệ thân thiết của mình với Moscow. Hôm 28/2, Tổng thống Erdogan cho biết ông "coi cuộc tấn công của Nga vào lãnh thổ Ukraine là không thể chấp nhận được" và kêu gọi các bên thiện chí đàm phán.

Phía Nga chưa có phản ứng sau động thái của Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ Quốc phòng Nga khẳng định "không lên kế hoạch xâm chiếm Ukraine và các lực lượng Nga sẽ rời khỏi Ukraine sau khi kết thúc chiến dịch quân sự đặc biệt".

Cả Nga và Ukraine đều có căn cứ ở Biển Đen. Tin tức trên Reutes ngày 1/3 cho biết có ít nhất 4 tàu chiến Nga đang đợi quyết định của Ankara để di chuyển từ Địa Trung Hải vào.

 >>> Cập nhật chiến sự tại Ukraine hiện nay trên VietNamNet 

Thanh Hảo 

Ukraine tố Nga thả bom nhiệt áp, Mỹ nói chưa thể xác nhận

Ukraine tố Nga thả bom nhiệt áp, Mỹ nói chưa thể xác nhận

Đại sứ Ukraine tại Mỹ Oksana Markarova và nhiều nhóm nhân quyền ngày 28/2 cáo buộc Nga dùng bom chùm và bom nhiệt áp tấn công Ukraine. Đây là các loại bom bị nhiều tổ chức quốc tế lên án.