Giữa những lịch quay liên miên của bộ phim chiếu Tết Gặp em ngày nắng,ƯTThanhQuýthứ hạng của perth glory NSƯT Thanh Quý đồng ý tiếp tôi ở căn nhà trong Ngõ Quỳnh mà chị đã gắn bó già nửa đời người. Loanh quanh chuyện Tết, người đàn bà đẹp của điện ảnh Việt nói rằng Tết bây giờ đầy quá, nên người ta ít mong. Xưa cái gì cũng thiếu, nên Tết được chờ, được đợi suốt ba trăm sáu mươi lăm ngày.
Và cứ nhắc đến Tết là chị lại nhớ ngay đến những cơn mưa lây rây khiến cỏ cây quanh cái ao Nguyệt gần nhà cứ xanh mướt cả lên, rồi từ đó mà lan man nhớ sang mùi hương trầm, nhớ cả phút chờ Giao thừa nghe Bác Hồ chúc Tết. Mà nhớ nhất là cảm giác ấm áp trong gia đình khi người lớn bao giờ cũng cố gắng nói năng nhẹ nhàng hơn, mâm cơm nhiều món hơn, nụ cười của cha mẹ cũng thường xuyên hơn làm cho những đứa trẻ con đều thấy ấm áp lạ lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì ngọt ngào như đường, như mật. Chia sẻ với Tiền Phong, bà Nga béo của Thương ngày nắng vềnói rằng cảm giác hạnh phúc nhất trong cuộc đời chị có lẽ đều dồn ở thời thơ bé, và cô lại trong những ngày Tết.
“Tôi vẫn nhớ, cứ đến sáng Mùng 1 đợi nghi lễ chúc Tết qua đi, cánh trẻ con chúng tôi thập thò ở ngõ hỏi nhau: Nhà mày có người đến chơi không, nếu đứa nào bảo không thì lũ còn lại sẽ cắp bộ tam cúc vào nách lẻn ra chơi với nhau. Chơi chán thì rủ nhau đi nhặt xác pháo. Cái cây pháo tép ngày xưa dài chừng một gang tay, mỗi quả chỉ nhỉnh hơn đầu cây hương, khi người ta đốt sẽ có những quả lẻ bị bắn, rụng ra.
Đứa nào nhặt được một quả pháo chưa nổ thì sung sướng lắm, dùng cây hương vừa bịt tai vừa đốt, nó nổ đến tép một cái, mùi diêm sinh bốc ra thơm suốt ấu thơ của tôi đến tận giờ”.Thanh Quý cũng kể rằng, thông thường cứ sau khi cúng ông Công ông Táo thì ấn tượng Tết với chị bắt đầu đậm dần lên.
Vào 29 Tết, chị và các anh chị em người cái cuốc người cái xẻng sẽ theo bố sang cánh đồng gần làng Bái Ân, nơi chôn cất ông bà để rẫy cỏ, đắp lại đất.
Trên đường đi thể nào cũng phải qua chợ Bưởi, năm nào có tiền thì mua cây cúc ta, hoa bằng đồng xu, màu vàng, nhưng “thơm lắm”, mang sang trồng ở mộ cho ông bà.
Nhà nghệ sĩ Thanh Quý gần chợ Bưởi, sát bờ đê sông Tô Lịch. Suốt những ngày cận Tết, được ra chợ, nhìn cảnh mua bán tấp nập, đối với những đứa trẻ đã là kiểu hội hè miên man. Ở đấy, trong thế giới rực rỡ sắc màu, nồng đậm hương thơm ấy, qua rất nhiều năm, Thanh Quý vẫn có thể kể vanh vách: “Dân Trích Sài, Bái Ân bán lĩnh (một loại vải), dân Nghĩa Đô bán kẹo mạch nha, dân Quảng Bá Nhật Tân thì bán cây bán hoa, dân Xuân La, Xuân Đỉnh bán nông cụ”...
Chiều 30 Tết, hết chợ phiên, người ta bán cây chả hết, vứt lại, những đứa con nhà nghèo sẽ ra nhặt nhạnh trồng lại ở vườn. Cây ấy, nếu được chăm sóc tốt thì cùng với sự hào phóng của mưa xuân, đều sẽ rất nhanh “cải tử hoàn sinh”, khiến cho cả khu vườn ngập tràn hương sắc.Để kéo chị ra khỏi hồi ức, tôi hỏi Thanh Quý chuẩn bị Tết đến đâu rồi, bà vợ ông trùm Phan Quân cười bảo: Có gì đâu mà phải chuẩn bị, giờ thực phẩm bán xuyên Tết, không cần lo tích trữ, với lại, nhà chị neo người, ăn không mấy, ngoài mâm cỗ cúng cho đúng vị Tết xưa (mà cũng đã giản tiện nhiều) thì mọi thứ không khác ngày thường.
Thói quen Tết từ nhiều năm trước cho đến nay chị vẫn thích duy trì là nấu nước lá mùi xông nhà và tắm tất niên. Thứ hương lá tao nhã ấy giống như một chìa khóa mở ký ức của chị. Vì qua nó, chị bao giờ cũng lại thấy khung cảnh Tết nhất tấp nập hai bên đê sông Tô Lịch thuở nào, ở đấy treo tranh Đông Hồ bay phấp phới, lẫn với hoa cỏ đủ màu đủ loại và tâm trạng con người thỉnh thoảng lại nảy lên rất khẽ lẫn trong những tiếng pháo tép của bọn trẻ con chơi dọc triền đê.
(Theo Tiền Phong)