Hơn 25 năm nay,ămrồitạisaovẫndùngphươngthứcbảomậtlỗithờinhưreims – lens ngành dịch vụ tài chính vẫn phụ thuộc vào mật khẩu cấp 1 lần (OTP) cho bảo mật ngân hàng song với sự chuyển dịch về điện toán, sự tân tiến của Internet, di động và sự bùng nổ trong tội phạm mạng đã khiến OTP trở nên lạc hậu và nguy hiểm.
Các cuộc tấn công nhằm vào ngân hàng ngày càng tinh vi hơn và trở thành “chuyện cơm bữa”. Các lỗ hổng bảo mật tại những tổ chức uy tín xuất hiện hàng ngày trên các bản tin còn dữ liệu người dùng bị đánh cắp dường như là thứ tiền tệ mới của thế giới ngầm. Tổn thất về cả tài chính và uy tín là có thật nhưng các công ty, trong đó có dịch vụ tài chính khắp thế giới, vẫn tiếp tục mua và triển khai hệ thống xác minh giao dịch và người dùng lỗi thời, dễ bị xâm phạm.
Chẳng hạn, OTP (one-time password), loại mật khẩu cấp một lần để xác thực đăng nhập hoặc giao dịch rồi bị vô hiệu hóa. Ý tưởng về OTP được hình thành nhằm giải quyết những thiếu sót của mật khẩu tĩnh và bảo mật dựa trên OTP được xem là đỉnh cao của những năm 1980, tương tự như máy quay phim và Sony Walkman.
1/4 thế kỷ trôi qua, trong khi máy quay phim và Walkman trở nên xa lạ với đám trẻ hiện tại, vì sao OTP vẫn đóng vai trò quan trọng trong các kế hoạch tăng cường bảo mật của ngân hàng? Công nghệ đơn giản không còn phù hợp với phần lớn các kịch bản lừa đảo trực tuyến thông dụng ngày nay. Tội phạm mạng vô cùng thông minh, được trang bị đến tận răng và có động lực hấp dẫn. Chúng lợi dụng các công nghệ yếu kém như OTP. Đây là thời điểm ngành tài chính nên thoát khỏi công nghệ lỗi thời này.
Một thập kỷ thất bại
Các cuộc tấn công thành công nhằm vào hệ thống nền OTP được ghi nhận từ năm 2005. Một trong những vụ sớm nhất xảy ra vào tháng 10 năm đó khi ngân hàng Nordea của Thụy Sỹ là nạn nhân của lừa đảo khiến hệ thống bảo mật OTP bị xâm phạm. Trong cuộc tấn công, nhiều khách hàng trực tuyến của Nordea được dẫn đến website giả mạo, hỏi thông tin tài khoản cũng như OTP của họ. Sau đó, họ lại nhìn thấy một bảng tương tự bảng họ đang dùng có chứa các mã OTP. Tuy nhiên, dù nhập bao nhiêu mã để truy cập tài khoản, trang web giả cũng từ chối khiến họ liên tiếp nhập mã OTP mới. Bằng cách này, hacker thu thập được vô số mã OTP cho mục đích riêng.
Một năm sau, CitiBusiness Online của Citibank cũng bị xâm phạm. Để truy cập tài khoản online, khách hàng CitiBusiness phải nhập mã OTP được tạo ra bởi một thiết bị token ngoài tên người dùng và mật khẩu. Tháng 7/2006, nhiều người nhận được email thông báo ai đó đang cố đăng nhập tài khoản của họ và yêu cầu họ phải xác nhận thông tin tài khoản trên mạng. Khi bấm vào đường link trong email, họ đến một website trông giống hệt của CitiBusiness và nhập tên, mật khẩu, OTP mà không hề hay biết đang cung cấp mọi chìa khóa cho kẻ lừa đảo.
Một vụ việc chấn động khác xảy ra năm 2012 khi tội phạm mạng truy cập được tài khoản cá nhân và doanh nghiệp tại gần 30 ngân hàng khắp châu Âu, trong đó có Ý, Đức, Hà Lan và Tây Ban Nha. Có tới 30.000 khách hàng online bị mất xấp xỉ 36 triệu Euro và mỗi người bị mất từ 500 Euro đến 250.000 Euro. Thủ phạm lừa nạn nhân tải Eurograbber, một phiên bản khác của trojan Zeus, vào máy tính và thiết bị di động. Như vậy, hacker có thể xem trộm các thông tin bằng phương thức tấn công man-in-the-middle (MITM). Để phá vỡ xác minh hai bước của ngân hàng, hacker can thiệp vào các tin nhắn văn bản chứa mã OTP.
Tội phạm mạng đặc biệt ưa thích Zeus vì khi các chuyên gia bảo mật dập tắt một phiên bản của nó, chúng đã có trong tay phiên bản khác. Theo Darrell Burkey, Giám đốc IPS tại Check Point thời điểm đó, cuộc tấn công nhằm vào xác thực hai bước phụ thuộc vào OTP qua SMS chứng minh hacker có hiểu biết sâu sắc về hoạt động của hệ thống ngân hàng trực tuyến.
Năm 2014, một nguy cơ mới có tên Operation Emmental tập trung vào ngân hàng dùng SMS OTP. Nạn nhân nhận được email lừa đảo dẫn tới trang web có thông tin về bảo mật trên di động. Nó lừa người dùng tải ứng dụng cam kết bảo vệ họ khỏi các nguy cơ lừa đảo ngân hàng online. Thực tế, một khi được cài đặt, ứng dụng can thiệp vào mọi tin nhắn chứa OTP và gửi ngay đến kẻ tấn công, sau đó dùng chúng để xác thực các giao dịch lừa đảo trên tài khoản nạn nhân.
Tất cả hệ thống OTP đều có một khiếm khuyết chung
Có rất nhiều hệ thống xác thực nền OTP, chủ yếu khác nhau về cách phân phối OTP đến khách hàng. Nó yêu cầu người dùng luôn phải mang theo thiết bị bên mình. Được sản xuất bởi các công ty như RSA, VASCO và SafeNet, các token này giống như một móc chìa khóa hay máy tính nhỏ với màn hình LCD hiển thị các con số.
Một số ngân hàng tạo và gửi OTP qua SMS đến khách hàng, có thể được gọi là mTAN (mobile Transaction Authorization Numbers). Tại một số nước, ngân hàng vẫn dùng bản cứng để cung cấp OTP.
Dù đa dạng như vậy, tất cả hệ thống OTP đều có chung nhược điểm. Đầu tiên, tất cả đều đối xứng vì ngân hàng cũng xem được một bí mật với khách hàng (và cả nhà mạng). Thứ hai, hệ thống OTP đều dựa trên trình duyệt để giao tiếp trở lại ngân hàng. Điều đó có nghĩa nếu một website lừa đảo bắt chước website thật của ngân hàng hay trình duyệt làm thế nào đó bị xâm phạm, thông tin đăng nhập và OTP có thể bị thu thập bởi những kẻ lừa đảo và ngay lập tức bị dùng để chiếm quyền truy cập, thực hiện các giao dịch lừa đảo.
Hàng ngày, tội phạm mạng khoe khoang về khả năng phá vỡ phương thức xác minh hai bước phụ thuộc vào trình duyệt. Theo Avivah Litan, Phó Chủ tịch và chuyên gia phân tích của Gartner, bất cứ thứ gì đi qua trình duyệt đều có thể bị một trojan xâm phạm. Các cuộc tấn công man-in-the-middle hoặc man-in-the-browser được kích hoạt bằng trojan có khả năng vượt mặt những lớp bảo mật tinh vi nhất từ OTP đến thẻ chip hay công nghệ sinh học vì đều dựa vào trình duyệt.
Trong đó, hacker can thiệp vào liên lạc giữa ngân hàng và khách hàng mà họ không hề nhận thức sự có mặt của chúng, cho phép kẻ lừa đảo hoạt động như một ủy nhiệm. Vài trường hợp, mã độc sao chép ID, mật khẩu và OTP rồi ngay lập tức dùng chúng.