Hôm nay (19-5),ệnmãiđitheoconđườngBácchọkèo anh kỷ niệm 126 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân ta, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới. Kỷ niệm ngày sinh của Người năm nay đúng vào dịp toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang nô nức chuẩn bị cho ngày bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Ngày kỷ niệm sinh nhật Bác càng có ý nghĩa hơn khi mới đây Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…
Đồng chí Phạm Văn Cành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tặng hoa và biểu trưng chúc mừng tập thể Công an TX.Dĩ An, đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong 5 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị giai đoạn 2011-2015. Ảnh: CAO SƠN
Những ngày này, khắp nơi trong cả nước, từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi lên miền ngược, từ thành thị đến nông thôn, ở đâu cũng tràn ngập không khí rộn ràng chuẩn bị cho ngày hội lớn - ngày bầu cử ĐBQH khóa XIV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Những ngày tháng 5 lịch sử này, chúng ta kỷ niệm 126 năm ngày sinh của Người, càng khắc ghi và làm theo tư tưởng của Người về công tác bầu cử để tổ chức thành công cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó tư tưởng về xây dựng Nhà nước kiểu mới nói chung, xây dựng QH của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân nói riêng có vị trí hết sức quan trọng. Ngay trong những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã nhiều lần đề cập đến vấn đề pháp quyền, dân chủ, quyền lực nhân dân. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-9-1945), trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (3-9-1945), Hồ Chí Minh đã đề ra nhiệm vụ cấp bách là: “Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ”. Ngày 20-9- 1945, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Ủy ban Dự thảo Hiến pháp gồm 7 vị do Người làm Trưởng ban. Ngày 9-11-1946 bản Hiến pháp mới đã được QH thông qua, trong đó quy định rõ các quyền tự do dân chủ của nhân dân dưới một chính thể dân chủ rộng rãi.
Người khẳng định: “Tính chất Nhà nước là vấn đề cơ bản của Hiến pháp. Đó là vấn đề nội dung giai cấp của chính quyền. Chính quyền về tay ai và phục vụ quyền lợi của ai? Điều đó quyết định toàn bộ nội dung của Hiến pháp…”. Trong một chế độ dân chủ, Nhà nước dân chủ, người dân được đặt ở vị trí cao nhất - dân là chủ, dân làm chủ, còn các cơ quan Nhà nước và cán bộ Nhà nước chỉ là đày tớ, là “công bộc” của nhân dân. Người khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ/ Bao nhiêu lợi ích đều vì dân/ Bao nhiêu quyền hạn đều của dân/ Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra… Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.
Hiến pháp dân chủ đầu tiên - Hiến pháp 1946 đã tuân thủ 3 nguyên tắc của một Nhà nước dân chủ. Đó là: Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, trai gái, giai cấp, tôn giáo; bảo đảm các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân; thực hiện một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân. Với những nguyên tắc đó, Hiến pháp 1946 đã bảo đảm về mặt pháp lý tất cả các quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân và Hiến pháp là cơ sở pháp lý để tiến hành công việc của đất nước. Về vai trò và chức năng của QH, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, QH chỉ có thể phát huy được vai trò của một thiết chế dân chủ khi nó có thực quyền và đại diện thực sự cho lợi ích của nhân dân, của một nước có độc lập. Do đó, để có được một QH là cơ quan đại diện cho nhân dân thì trước hết phải đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Theo Người: “… QH là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương… QH là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp. Những vấn đề quan trọng nhất của Nhà nước trong phạm vi toàn quốc đều do QH quyết định”.
Quan điểm “QH quyết định những công việc quan trọng nhất của Nhà nước” còn được thể hiện qua các chế định của Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta do Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo việc soạn thảo. Theo bản văn của Hiến pháp này thì tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam (Điều 1). Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (điều 22)… Như vậy, theo Hiến pháp năm 1946, Nghị viện là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, quyết định những công việc quan trọng nhất của Nhà nước nhưng quyền lực của Nghị viện cũng bị kiểm tra lại bởi các thiết chế Nhà nước và bởi nhân dân- chủ thể của quyền lực Nhà nước. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì Hiến pháp 1946 là Hiến pháp mẫu mực về cách quy định ngắn gọn, súc tích, văn phong trong sáng và tổ chức khoa học về phân công quyền lực trong bộ máy Nhà nước.
Kỷ niệm 126 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đúng vào dịp Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong 5 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị có thể khẳng định, việc triển khai và tổ chức thực hiện Chỉ thị 03- CT/TW của Bộ Chính trị được tiến hành bài bản, kịp thời, nghiêm túc. Công tác kiểm tra, giám sát được chú trọng. Nhờ đó đã nâng cao nhận thức và tạo chuyển biến bước đầu về tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là việc học tập đã đi vào nề nếp, thực chất hơn, hạn chế dần các biểu hiện hình thức mang tính phong trào của cuộc vận động những năm trước. Việc thực hiện trách nhiệm nêu gương theo Quy định 101-QĐ/TW của Ban Bí thư được các cấp ủy quan tâm chỉ đạo, kịp thời cụ thể hóa và đề ra yêu cầu nêu gương đối với cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, đã có tác động tích cực đến rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, tư cách của người cán bộ, đảng viên; đã xuất hiện nhiều tấm gương cán bộ, đảng viên gương mẫu, tận tụy, đổi mới lề lối làm việc, tác phong sâu sát thực tế, nêu cao ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân ghi nhận, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước.
Quá trình thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị góp phần rất quan trọng vào kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các địa phương, cơ quan, đơn vị; nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc tồn đọng, yếu kém kéo dài ở cơ sở đã được giải quyết. Việc đưa nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào sinh hoạt thường kỳ của chi bộ, đoàn thể, cơ quan, đơn vị làm cho sinh hoạt có nội dung thiết thực, cụ thể hơn, gắn với tình hình của từng địa phương, đơn vị; góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, của các cấp chính quyền, đoàn thể.
Công tác tuyên truyền việc thực hiện Chỉ thị được cấp ủy và chính quyền các cấp quan tâm. Các cơ quan báo chí đã quan tâm hơn đến việc phát hiện, cổ vũ người tốt, việc tốt, gây được ấn tượng tích cực, tạo không khí phấn khởi, khích lệ cán bộ, đảng viên, nhân dân học tập và làm theo Bác, có tác dụng định hướng xây dựng nhân cách, văn hóa con người Việt Nam.
Mục tiêu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thời gian tới được Trung ương xác định là: Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, nhất là người đứng đầu trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, tạo sự chuyển biến rõ nét về ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, bè phái, lợi ích nhóm, nói không đi đôi với làm; góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
TRÍ DŨNG