Chủ tịch nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Nhật Bản_ket qua. net

 

Nhật Hoàng Akihito và Hoàng hậuđến chào Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân tại Nhà khách Quốc gia ở Tokyo. (Ảnh: NguyễnKhang/TTXVN)

Ngày 19-3, tiếp tục chương trình thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản,Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã rời Tokyo, đến thăm Osaka - trung tâm côngnghiệp hàng đầu của Nhật Bản, nhằm thúc đẩy quan hệ giữa các địa phương hainước, lắng nghe và đối thoại với các doanh nghiệp.

Theo đặc phái viên TTXVN, trước giờ lên đường, Nhật hoàng Akihitocùng Hoàng hậu đã đến Nhà khách Quốc gia, chào từ biệt Chủ tịch nước Trương TấnSang và Phu nhân. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã bày tỏ cảm ơn chân thành tớiNhật hoàng, Hoàng hậu và Hoàng gia đã dành cho Đoàn Việt Nam tình cảm nồng ấmvà sự quan tâm sâu sắc.

Ngay sau khi có mặt tại Osaka, Chủ tịch nước cùng lãnh đạo các bộ,ngành Việt Nam đã tọa đàm với đại diện Liên đoàn kinh tế vùng Kansai và lãnhđạo kinh tế vùng Kansai.

Trong không khí thân mật cởi mở, lãnh đạo các phòng thương mại,doanh nghiệp vùng Kansai đã kiến nghị Chủ tịch nước cùng đoàn đại biểu cấp caoViệt Nam những cơ chế phối hợp hai bên để mở rộng hợp tác kinh tế thương mại.

Theo các đại biểu, triển vọng hợp tác kinh tế giữa hai nước đangđứng trước nhiều cơ hội. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản chuyển địa điểm đầu tư từcác nước trong khu vực Đông Á đến Việt Nam. Qua khảo sát, số công ty muốntrực tiếp đến Việt Namkinh doanh, sản xuất ngày một tăng.

Tuy nhiên, theo các đại diện từ phía doanh nghiệp Nhật Bản, môitrường đầu tư Việt Nam vẫn còn một số trở ngại như chất lượng nguồn nhân lực,cung ứng điện hạ tầng, công nghiệp phụ trợ, điều kiện sinh hoạt của chuyên giaNhật sang Việt Nam.

Các doanh nghiệp đề nghị Việt Nam sớm tăng chuyến bay từ Hà Nộiđến Osaka hàng tuần, có chính sách để mời gọi thêm nhiều doanh nghiệp vừa vànhỏ của Nhật Bản, đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thôngquan.

Hoan nghênh sự hợp tác chặt chẽ của các tổ chức này với PhòngThương mại và Công nghiệp Việt Nam, với Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự Việt Namtại Osaka trong những năm qua, Chủ tịch nước nhấn mạnh Việt Nam đang tham giatích cực vào quá trình hợp tác kinh tế ASEAN – Nhật Bản, ASEAN+3, Hiệp định đốitác toàn kiện khu vực, Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu, vớiLiên minh thuế quan Nga-Belarus-Kazakhstan… và đặc biệt là việc đàm phán Hiệpđịnh TPP.

Với vị thế địa kinh tế, địa chính trị quan trọng, cơ cấu kinh tếViệt Nam và Nhật Bản có thể bổ sung lợi thế cho nhau. Các doanh nghiệp Nhật Bảnvào Việt Nam không chỉ tiếpcận với thị trường Việt Nam,mà thông qua đó để tiếp cận và mở rộng ảnh hưởng với thị trường các quốc giakhác.

Nhấn mạnh Nhà nước Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tưcủa doanh nghiệp Nhật Bản, bảo đảm một môi trường kinh doanh minh bạch, bìnhđẳng, thuận lợi, Chủ tịch nước nêu rõ các doanh nghiệp cả Nhà nước và tư nhân ởViệt Nam đều mong muốn có đối tác chiến lược từ cộng đồng kinh doanh Nhật Bảnnói chung và vùng Kansai nói riêng.

Phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản tổ chức ngaysau đó tại thành phố Osaka, Chủ tịch nước nêu rõ Việt Nam đang nỗ lực thực hiệnChiến lược phát triển kinh tế-xã hội năm 2011-2020 với trọng tâm là đổi mới môhình tăng trưởng thông qua 3 đột phá chiến lược là hoàn thiện thể chế kinh tếthị trường, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực chất lượngcao nhằm đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa theo hướng hiệnđại vào năm 2020.

Để tiến hành công nghiệp hóa thành công, một trong những nhiệm vụchiến lược vừa cấp bách, vừa lâu dài đối với Việt Nam là phát triển mạnh nềncông nghiệp hỗ trợ để gia tăng giá trị trong nước của sản phẩm. Việt Nam mongmuốn Nhật Bản tăng cường hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp hỗ trợ; đồngthời đánh giá cao tri thức và kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Nhật Bảnđối với phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.

Chủ tịch nước cho rằng việc thu hút được các dự án đầu tư, chuyểngiao công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ của Nhật Bản vào ViệtNam sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ, kinh nghiệmquản lý, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và chắc chắn sẽ đem lại nhiều lợiích cho ngành công nghiệp của hai nước.

Tại Osaka, Chủ tịch nước đã tiếp ngài Teichi Nishimura, Chủ tịchHội Hữu nghị Nhật-Việt Kansai, và lãnh đạo 7 Hội Hữu nghị Nhật-Việt từ Osaka,Kyoto, Kobe, Sakai, Hiroshima.

Trao Huân chương Hữu nghị cho các cá nhân đã có nhiều đóng góp choviệc tăng cường tin cậy về chính trị, thắt chặt tình hữu nghị và thúc đẩy sựhiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, Chủ tịch nước bày tỏ cùng với tăngcường quan hệ giữa hai Chính phủ, Việt Nam coi trọng việc mở rộng giao lưu hợptác giữa các địa phương hai nước, xem đây là một bộ phận quan trọng của mốiquan hệ Việt-Nhật.

Chủ tịch nước tin tưởng lãnh đạo các Hội Hữu nghị sẽ tiếp tục lãnhđạo Hội hoạt động tích cực hơn nữa để tăng cường quan hệ giữa hai nước nhất làtrong việc mở rộng giao lưu nhân dân, đào tạo nhân lực và kết nối doanh nghiệp,thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam.

Trong thời gian ở Osaka, Chủ tịch nước đã gặp Phó Thống đốc Kyotovà chứng kiến Lễ kí văn bản hợp tác Kyoto-Huế; gặp Thống đốc Osaka, Thị trưởngKansai; tiếp thân mật Thống đốc Hyogo, Thị trưởng Kobe.

Tại các cuộc gặp, Chủ tịch nước vui mừng được biết thời gian quaquan hệ hợp tác giữa các địa phương Việt Nam với các địa phương khu vựcKansai đang phát triển rất tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực. Các dự án đầu tư củacác doanh nghiệp tỉnh Osaka nói riêng và của Kansai nói chung đang được triểnkhai thành công tại Việt Nam, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn gópphần tăng cường, củng cố quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết giữa Việt Nam với tỉnhOsaka nói riêng, giữa Việt Nam với Nhật Bản nói chung.

Chủ tịch nước nhấn mạnh Nhà nước và các địa phương Việt Nam hoannghênh và tạo mọi điều kiện thuận lợi để Osaka cũng như các tỉnh, thành kháccủa khu vực Kansai tiếp tục mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác nhiều mặt và cùngcó lợi với Việt Nam. Chủ tịch nước cảm ơn chính quyền, các tổ chức, doanhnghiệp và nhân dân tỉnh Osaka cũng như các địa phương khu vực Kansai đã quantâm, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập, tu nghiệp tạitỉnh.

Chủ tịch nước đề nghị lãnh đạo chính quyền các tỉnh, thành phốvùng Kansai tiếp tục đóng vai trò là đầu tàu, là động lực mạnh mẽ thúc đẩy quanhệ hợp tác giữa khu Kansai với Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế,thương mại, đầu tư, phát triển nguồn nhân lực.

Trước đó, cùng ngày, tại Tokyo, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đãđến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.

 

Cán bộ, nhân viên Tổng lãnh sựquán Việt Nam và đại diệncộng đồng người Việt Namđón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại sân bay quốc tế Kansai. (Ảnh: NguyễnKhang/TTXVN)

Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, Đoàn Xuân Hưng cùng đại diện cộngđồng người Việt đang sinh sống, công tác tại Nhật Bản đã báo cáo Chủ tịch nướckết quả công tác của cán bộ nhân viên của sứ quán.

 

Đại sứ khẳng định cán bộ nhân viên sứ quán đã nỗ lực hết mình đểthúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa họccông nghệ. Nhiều tổ chức hội đoàn của bà con Việt kiều được thành lập đã gópphần tương trợ lẫn nhau trong công việc, cuộc sống.

Tại cuộc gặp, đại diện cộng đồng người Việt kiến nghị với Chủ tịchnước những cách làm hay của Nhật Bản về đào tạo nhân lực, đổi mới kinh tế, cảicách hành chính để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm; bày tỏ mong muốn tiếp tục laođộng và học tập tốt, đem hiểu biết phụng sự cho sự nghiệp đổi mới của đất nước;xây dựng quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao hoạt động của cán bộnhân viên sứ quán, bà con kiều bào Việt Nam tại Nhật Bản trong những nămqua.

Chủ tịch nước cho biết mục đích chuyến thăm nhằm đánh giá lại quanhệ của Việt Nam-Nhật Bản trong hơn 40 năm qua, khẳng định sự tin cậy chính trịcao của lãnh đạo hai nước. Trên cơ sở đó, hai nước đã nâng cấp quan hệ thànhđối tác chiến lược sâu rộng, vì hòa bình và phồn vinh của châu Á.

Chủ tịch nước đề nghị mỗi cấp ngành cá nhân, đoàn thể cần suy nghĩđể hiện thực hóa những thỏa thuận cam kết, đóng góp cho không chỉ quan hệ hainước mà cả sự hòa bình, phồn vinh của khu vực. Giải đáp những ý kiến đề xuấtcủa bà con kiều bào, Chủ tịch nước nhấn mạnh hơn lúc nào hết xu thế hợp tác hòabình đang là hướng chủ đạo. Đất nước mong muốn bà con tiếp tục phấn đấu, hòanhập với cộng đồng sở tại, làm cầu nối giao lưu, đóng góp nhiều hơn cho sựnghiệp đổi mới.

Tối 19-3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng đoàn đạibiểu cấp cao Việt Nam sẽ rời Osaka về Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhànước tới Nhật Bản./.

Theo TTXVN

Nhà cái uy tín
上一篇:Giai điệu chung đôi: Minh Hằng hoảng hốt vì sự cố bất ngờ trên sân khấu
下一篇:Chàng kỹ sư cưới được vợ sau 5 tháng tham gia bạn muốn hẹn hò