您的当前位置:首页 >World Cup >Những cột mốc của tình hữu nghị Việt_kết quả trận đấu việt nam 正文

Những cột mốc của tình hữu nghị Việt_kết quả trận đấu việt nam

时间:2025-01-16 04:45:16 来源:网络整理编辑:World Cup

核心提示

Tin thể thao 24H Những cột mốc của tình hữu nghị Việt_kết quả trận đấu việt nam

Tổ quốcthiêng liêng tha thiết biết nhường nào. Dù đi đâu,ữngcộtmốccủatìnhhữunghịViệkết quả trận đấu việt nam ở đâu hay làm bất cứ việcgì, khi nhắc đến hai tiếng Tổ quốc, mọi con dân nước Việt đều thiết tha, cháy bỏngtâm can. Ðể có được hai tiếng Tổ quốc trọn vẹn như hôm nay, "Các Vua Hùng đãcó công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

Lời Bác Hồ,chính là lời non sông đất nước. Chủ quyền biên giới có bình yên, Tổ quốc mới đượcbình yên, đó là thông điệp luôn thôi thúc trong tâm khảm mỗi người lính biênphòng đứng gác nơi địa đầu Tổ quốc.

Từ cột mốc đầu tiên

Qua lời giớithiệu của Ðại tá Chỉ huy trưởng, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh Nguyễn TrọngThường, chúng tôi cùng tổ trinh sát thực hiện chuyến ngược ngàn lên vùng biêngiới Việt Nam - Lào, nơi lực lượng cắm mốc của hai nước đang chuẩn bị cắm điểmcột mốc biên giới cuối cùng cho kịp đón Xuân trên dải biên cương thân yêu của Tổquốc. Ðường lên biên giới gồ ghề đèo dốc, vực thẳm, ngồi trên chiếc xe u-oátnhiều lúc cứ tưởng như bị hất tung người ra khỏi thùng xe. Ðến dốc Vũ Quang, nơilưu lại ký ức một thời oanh liệt của Tướng quân Phan Ðình Phùng trấn giữ biên ải,rồi qua cầu Mạn Chạn, sang bản Cò là phải dừng xe, bởi trước mặt là cả một ngọnnúi dựng đứng. Ðoàn tạm nghỉ chân, đợi trinh sát định hướng hành quân bằng cách"cuốc bộ". Chỉ sau mấy phút, Ðại tá, Tham mưu trưởng Nguyễn Huy Trungchỉ huy chuyến đi này cũng là chỉ huy của cả đợt cắm mốc phát lệnh "vượt rừng".Thế là cả đoàn lỉnh kỉnh tay xách, nách mang, nào gạo, nước, lương khô, bánhmì... theo hướng ngược rừng mà đi.

  Các chiến sĩbiên phòng Việt Namvà Lào cùng tuần tra biên giới.  Vừa hànhquân được một quãng, chiến sĩ trẻ đi cạnh tôi nói nhỏ: "Nhà báo chuẩn bịtinh thần để lội bộ bốn ngày đêm ròng rã đó". Nghe chuyện phải lội rừng bốnngày đêm, phần nào tôi cũng lo lo, nhưng tinh thần vẫn hăng hái bởi đích đến củachuyến đi là cột mốc 496 - cột mốc duy nhất còn lại ở độ cao hơn 2.200 m, thuộcđịa phận xã Hương Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đó, các chiến sĩ Bộ độiBiên phòng Việt Nam và Biên phòng Lào đang mong đoàn lên để tiến hành lễ ký kếtcắm cột mốc cuối cùng giữa hai nước Việt Nam - Lào. Mặc dầu đèo cao, suối sâu, vực thẳm, thời tiết ở Trường Sơnthật đỏng đảnh lúc mưa, lúc nắng, sên vắt bám đầy chân, tay, quần áo ướt rồi lạikhô, khô rồi lại ướt, nhưng may có mấy anh lính trẻ thỉnh thoảng lại cất lên tiếnghát làm "liều thuốc tinh thần" cổ vũ mọi người bấm chắc chân vượt dốc.

Ðêm TrườngSơn lạnh thấu da thấu thịt. Chúng tôi phải cắm lán, đốt lửa trại ngủ giữa rừng.Ðại tá Trung kể về chuyện cắm mốc biên giới xưa và nay cho tôi nghe: Năm 1977,hai nước Việt Nam - Lào bắt đầu hoạch định cắm mốc phân ranh giới giữa hai nướcvới chiều dài hơn 2.067 km. Mốc đầu tiên được cắm tại miền cực bắc của Tổ quốcthuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Ðiện Biên. Hệ thống cột mốc từ đó kéo dài suốt quacác tỉnh biên giới, đến Hà Tĩnh rồi vào tận mãi các tỉnh phía nam. Mốc đầu tiênở Hà Tĩnh được cắm tại khu vực biên giới xã Sơn Hồng, giáp với tỉnh Bô-ly-khăm-xay.Cũng theo Ðại tá Trung, lúc bấy giờ chỉ có lực lượng công an vũ trang (nay là Bộđội Biên phòng) ta và bạn thực hiện ký kết giữa chính phủ  hai nước. Sau khi phân định xong, phía Việt Nam giao lực lượngcông an vũ trang các tỉnh biên giới phối hợp song phương với lực lượng nước bạncắm tạm các cột mốc. Lúc này, Công an vũ trang Hà Tĩnh cử Thượng úy Ðoàn MinhTrị (sau này ông mang hàm Ðại tá, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh)làm tổ trưởng tổ cắm mốc. Những cột mốc dã chiến được dựng lên và cũng từ đó lựclượng Biên phòng hai nước luôn xem đường biên giới là chiếc cầu nối tình hữunghị anh em hai nước Việt Nam - Lào, thường xuyên tổ chức phối hợp các đợt tuầntra song phương nhằm bảo đảm  an ninhlãnh thổ của cả hai nước.

Thực hiện kếhoạch tôn tạo, tăng dày mốc giới của Ủy ban liên hiệp phân giới cắm mốc ViệtNam - Lào, cuối năm 2008, lực lượng hai nước thực hiện công tác chuẩn bị, đến đầunăm 2009, các cột mốc lần lượt được cắm xuống. Sau gần 5 năm băng rừng, lội suối, cơm đùm cơm nắm, đến nay lực lượng cắmmốc hai nước đã khảo sát, cắm xong thực địa 53/54 mốc, bắt nguồn từ cột 463-515với tổng chiều dài hơn 145 km từ Nghệ An đến Quảng Bình, giáp với hai tỉnh KhămMuộn và Bô-ly-khăm-xay (Lào). Trong số 54 mốc có 53 mốc chính và một mốc phụ đặtở xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn. Dự kiến, mốc phụ này cũng sẽ hoàn tất trước TếtNguyên đán Quý Tỵ.

Ðược biết,tham gia các đợt cắm mốc ở phía ta có đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, cácsở, ban, ngành trong tỉnh, nhưng lực lượng chính vẫn là Bộ đội Biên phòng, các đồnđóng trên địa bàn.

Những ngày đầumới bắt tay thực hiện, do điều kiện địa hình phức tạp, rừng núi hiểm trở, độ dốclớn, nhiều vị trí mốc như ở dốc Bà Mụ giáp xã Sơn Hồng, Sơn Kim 2 (Hương Sơn),các dốc ở xã Hương Quang, huyện Vũ Quang... tất cả đều nằm ở độ cao hơn 1.600m, có những vị trí cao hơn 2.200 m chưa có đường đi, xa dân cư nên anh em phảisử dụng đường đi từ phía nước bạn mới tiếp cận nổi. Phần khó khăn nữa là, tronglúc công việc còn ngổn ngang lại phải rút một bộ phận vào giúp đội Quảng Bìnhsáu tháng nên công việc phần nào bị ảnh hưởng, số anh em còn lại phải bám trụ ởnhững điểm xung yếu. Mặc dầu khó khăn chồng lên khó khăn, nhưng nhờ được sựquan tâm của các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo ba tỉnh nói trên nên nhiệm vụ cắmmốc của đội Hà Tĩnh vẫn về đích sớm nhất so với toàn tuyến.

Ðến cột  mốc cuối cùng

Sau ba ngàytrèo đèo, vượt suối, băng rừng, chuyện kể của Ðại tá Trung rồi cũng xa dần, đểlại phía sau bao nhiêu kỷ niệm. Tuy cột mốc nơi chúng tôi cần đến chỉ còn cáchxa chưa đầy nửa ngày đi bộ nhưng lúc này hoàng hôn bắt đầu buông xuống nên cả đoànphải nghỉ lại giữa rừng. Tôi đang đứng ngẩn ngơ trước cánh rừng bao la, bỗng giậtmình khi nghe tiếng hoẵng kêu toang toác ngay cạnh gốc cây đoàn đang tập kết. Mọingười đều có chung cảm nhận, thiên nhiên và con người chốn biên viễn nàyquá  gần gũi. Càng về khuya, núi rừngcàng u tịch. Xa xa là tiếng hú của bầy vượn, tiếng chí chóe gọi bầy của lũ khỉ,tiếng gọi đàn của các loài muông thú, lòng tôi cảm thấy xốn xang khi nghĩ về nhữngngười lính biên phòng ngày đêm bồng súng đứng gác ở những nơi đèo heo hút giónày. Họ sẵn sàng hiến trọn cả tuổi thanh xuân cho non sông đất nước.

Theo như thườnglệ, qua một đêm nghỉ ngơi, sáng sớm tinh mơ cả đoàn đều được đón nhận lời độngviên, cổ vũ của Ðại tá, Tham mưu trưởng Nguyễn Huy Trung: "Anh em cố nữalên, chỉ còn nửa ngày đường nữa là tới mốc 496 rồi đó". Trong lời độngviên của Ðại tá Trung có điều gì đó như nhắc nhở mọi người phải cẩn thận trongtừng đường đi, nước bước, bởi trước mắt là dốc đá hiểm trở, nếu không cẩn thận,lỡ trượt chân ngã xuống những mỏm đá tai mèo nhọn hoắt. Khi cả đoàn trèo qua đượcphiến đá tai mèo hiểm trở, ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm, dừng lại mấy phút lấysức để đi tiếp. Ngước mắt nhìn lên phía trên vẫn là những mái đá tai mèo dựng đứng.Phía dưới là vực sâu thăm thẳm, nước xanh như mắt mèo. Trèo lên tụt xuống hàngchục lần, người trước nắm tay người sau, cuối cùng đoàn chúng tôi cũng chạm đíchcột mốc. Chưa kịp thở phào thì toàn bộ anh em bám trụ từ lâu ở đây đã ùa ra ômchầm lấy chúng tôi tay bắt mặt mừng.

Chúng tôixúm quanh cột mốc, Thượng úy Cao Hữu Hóa nhớ lại những ngày đầu vất vả gian nankhi đi khảo sát thực địa. Thượng úy Hóa kể: Khi tiếp nhận chỉ đạo khảo sát cộtmốc này, tổ công tác của chúng tôi gồm mười cán bộ, chiến sĩ, khảo sát xong vịtrí đặt mốc, trên đường trở về, gặp phải một cơn lũ bất thường, đúng lúc này,toàn bộ lương thực mang theo đã cạn kiệt, anh em phải nhịn đói nằm chờ nước rútmới trở về được. Bằng mọi biện pháp nghiệp vụ, chúng tôi liên lạc về Bộ Chỉ huyvà được lệnh chờ tiếp tế bằng con đường huy động một số người dân sở tại vượt rừnglên cứu tế, lương thực cứu trợ chỉ có mì tôm, lương khô và bánh mì. Sau hơn nămngày thì nước rút, cả đoàn phải nhích dần từng đoạn mới trở về đơn vị an toàn.

Nơi cột mốc chạm trời

Ðội trưởng độicắm mốc tỉnh Xa-va-na-khệt Xóm Văng Bun Nã Phay nói với chúng tôi: "Các bạnViệt Nam có biết không, tại điểmnày có độ cao nhất biên giới giữa Lào và Việt Nam đó. Chúng tôi bây giờ cũng mới đếnđây lần đầu. Ðứng ở độ cao này, phóng tầm mắt ra xa để chiêm ngưỡng cả hai đấtnước Lào - Việt Namthật bao la hùng vĩ". Thượng úy Hóa tiếp lời: "Thật may cho đoàn talà mang theo được ít thức ăn, nước uống chứ ở độ cao này, nấu cơm không thểchín, anh em bám trụ ở đây, hằng ngày phải xuống núi mới có cơm ăn".

Ðược biết, đểgắn được cột mốc vào nơi quy định này, cả phía bạn và ta đều phải lên xuống, đilại rất nhiều lần nhằm đối chiếu tọa độ, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, nhất là việcvận chuyển cột mốc. Quá trình vận chuyển phải mất gần hai tháng trời, bao giannan vất vả đều được đẩy lùi về phía sau, khi cột mốc được dựng lên ở độ cao hơn2.200 m.

Trước lúc cắmmốc, đoàn bạn và đoàn ta phải dùng máy GPS gắn vào đầu cột mốc, đo bằng định vịvệ tinh toàn cầu, kiểm tra mọi thông số kỹ thuật đến hàng mấy giờ đồng hồ. Tôinhớ mãi phút giây Quốc ca của hai nước Việt Nam - Lào cất lên giữa núi rừng,nghe thiêng liêng, xúc động. Sau đó là những mẻ bê-tông được trộn đều đổ xuống.Ðại diện phía Việt Nam là Ðại tá, Tham mưu trưởng Nguyễn Huy Trung; đại diệnphía nước bạn Lào là Trung tá Xóm Văng Bun Nã Phay đổ mẻ bê-tông đầu tiên xuốngcột mốc, như  thắt chặt thêm tình hữu nghịkeo sơn anh em của nhân dân hai nước Việt Nam - Lào.

Tạm biệtnúi rừng Trường Sơn hùng vĩ, trên đường trở về, cũng là lúc cả núi rừng vạn vậtcây cối đang e ấp những chồi non lộc biếc, báo hiệu một mùa Xuân mới đang về.Ngoái nhìn lại phía sau, cả dãy cột mốc biên giới Việt Nam - Lào tăngdày như đoàn quân trùng điệp theo chiều dài đất nước. Mỗi cột mốc là mỗt chiếnsĩ ngày đêm bồng súng đứng gác nơi biên giới để giữ sự bình yên cho Tổ quốc.

Trường Sơnnhững ngày áp Tết 2013

Theo NhânDân