您的当前位置:首页 >Cúp C2 >GS.VS Nguyễn Văn Hiệu_ket qua bo g da 正文
时间:2025-01-13 05:59:47 来源:网络整理编辑:Cúp C2
Tin thể thao 24H GS.VS Nguyễn Văn Hiệu_ket qua bo g da
(Ảnh: ST) Nhà khoa học lớn của Việt Nam sinh ngày 21/7/1938 tại thị xã Hà Đông,ễnVănHiệket qua bo g da tỉnh Hà Tây, trong một gia đình viên chức nhỏ có bảy anh chị em. Tuổi thơ của cậu bé Hiệu là những ngày cả gia đình nay đây mai đó vì tản cư, chạy giặc. Nhưng với khát khao hiểu biết và học tập, Nguyễn Văn Hiệu đã hoàn thành chương trình phổ thông trong tám năm. Sau kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Văn Hiệu thi đỗ vào Trường Đại học Sư phạm Khoa học và theo học ngành Vật lý. Năm 1956, khi mới 18 tuổi, tân cử nhân Nguyễn Văn Hiệu với bằng tốt nghiệp xuất sắc đã được phân về giảng dạy tại Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. |
(Ảnh: ST) Tháng 10/1960, cùng gần 30 tân cử nhân khác, Nguyễn Văn Hiệu được gửi đi nghiên cứu tại Liên Xô. Trong hai năm 1961 đến 1963, Nguyễn Văn Hiệu đã hoàn thành nhiều công trình về lý thuyết tương tác yếu giữa các hạt cơ bản - một trong những lĩnh vực nghiên cứu đang có “tính thời sự” lúc đó. Tiếp đó, anh đã bắt tay vào nghiên cứu một lĩnh vực rất mới là các tính chất của các biên độ tán xạ các hạt nhân năng lượng cao. Những nghiên cứu của Anh đã gây một tiếng vang rộng lớn trong các nhà vật lý khi chứng minh được các hệ tiệm cận của các biên độ tán xạ. Kết quả này đã giúp anh bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sĩ khi vừa tròn 26 tuổi, là tiến sĩ trẻ tuổi nhất của Việt Nam và Liên Xô. |
(Ảnh: ST) Cùng năm đó, TS. Nguyễn Văn Hiệu được đặc cách công nhận chức danh Phó giáo sư và tới năm 1968, Nguyễn Văn Hiệu được phong học hàm Giáo sư. Ông cũng là vị giáo sư trẻ tuổi nhất trong lịch sử khoa học Việt Nam. Viện sĩ M. Máccốp từng nhận xét: “Đôi khi trong cuộc đời, có người gặp may, tìm thấy những ý tưởng thiên tài dẫn đến những kết quả quan trọng, tựa như tìm thấy một mỏ vàng. Còn Nguyễn Văn Hiệu là một trường hợp khác. Như người ta thường nói, Anh không ngồi đợi khoa học “bố thí” cho mình. Anh đã đạt được những kết quả làm cho mọi người ngạc nhiên bằng cách lao động rất nhiều, bằng năng lực lao động rất lớn… ”. |
(Ảnh: ST) Năm 1969, Nguyễn Văn Hiệu trở về Việt Nam và được Thủ tướng Phạm Văn Đồng trực tiếp giao nhiệm vụ làm Viện trưởng Viện Vật lý. Ông là một Viện trưởng trẻ tuổi nhất trong lịch sử khoa học Việt Nam. Những ngày đó, các cán bộ của Viện Vật lý đã không quản ngại khó khăn, gian khổ đã cùng nhau ngược lên Phú Thọ mua tre, nứa để dựng trụ sở rồi trộn bùn với rơm để trát tường. Ngay sau khi hoàn thiện trụ sở, cả Viện Vật lý đã hân hoan chào đón Thủ tướng Phạm Văn Đồng về thăm. Thủ tướng thấy hoàn cảnh của anh chị em cán bộ trong Viện khó khăn quá nên đã ký lệnh cấp cho mỗi người một chiếc xe đạp để thuận tiện cho công việc. “Bây giờ mỗi lần nghĩ về kỷ niệm ấy tim tôi vẫn còn thắt lại vì xúc động” - GS.VS Nguyễn Văn Hiệu từng tâm sự với các học trò như vậy. |
(Ảnh: ST) Ngày 4.7.1975, Trung ương Cục miền Nam Việt Nam ra quyết định thành lập Viện Khoa học Kỹ thuật miền Nam trực thuộc Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam và cử GS. Nguyễn Văn Hiệu làm Viện trưởng. Tháng 6.1976, ông trở ra Bắc để đảm nhận chức vụ Phó viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam. Đến năm 1983, ông trở thành Viện trưởng. Từ năm 1993, ông là Giám đốc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia kiêm Viện trưởng Viện Khoa học Vật liệu. Suốt những năm tháng này, bên cạnh việc tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về vật lý chất rắn, ông còn có đóng góp đặc biệt trong việc tổ chức đưa cây thanh hao hoa vàng vào trồng đại trà ở miền núi phía bắc, tạo nguồn nguyên liệu sản xuất quy mô công nghiệp thuốc chữa bệnh sốt rét, phục vụ cho người dân ở vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số. |
(Ảnh: ST) Năm 1999, nhận lời mời đặc biệt của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội khi đó là GS.VS Nguyễn Văn Đạo - ông trở về Đại học Quốc gia Hà Nội để đảm đương chức vụ Chủ nhiệm Khoa Công nghệ. Năm 2004, Trường Đại học Công nghệ - một mô hình trường đại học công nghệ hiện đại trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực được thành lập, và ông lại là người Hiệu trưởng đầu tiên của ngôi trường này. GS.VS Nguyễn Văn Hiệu là uỷ viên Trung ương Đảng các khoá V, VI, VII, VIII và là đại biểu Quốc hội nhiều khoá. |
(Ảnh: ST) Ông cũng là một trong những người đi tiên phong trong việc nhìn nhận cần có cải cách tiền lương cho ngành giáo dục. Theo ông, để đảm bảo sự công bằng cho đội ngũ những “người đứng bục” cần có các mức phụ cấp khác nhau cho những từng đối tượng làm công tác giảng dạy: phụ cấp dành cho giảng viên - thạc sĩ phải có sự khác biệt với giảng viên - tiến sĩ hoặc giáo sư. Nhiều năm gắn bó với giảng đường đại học, ông từng chia sẻ rằng: “Chất lượng giảng dạy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất. Yếu tố thứ nhất là người học muốn học và có động cơ học tập chân chính: học để hiểu biết, thành người có tài phục vụ cho xã hội và làm giàu cho bản thân. Yếu tố thứ hai là người thầy. Để học trò đạt được những mơ ước chân chính cần phải có những người thầy hết sức tâm huyết, muốn giúp cho học trò của mình đạt được điều đó”. Ông cũng bày tỏ mong muốn: “Làm sao giảng dạy được cho các học trò của mình: nếu là kỹ sư trong nhà máy thì làm việc thật tốt, nếu là nhà khoa học thì có nhiều phát minh, nếu là thầy giáo thi giảng bài thật hấp dẫn và truyền thụ được nhiều kiến thức cho học trò…”. |
(Ảnh: ST) Số công trình khoa học của ông lên tới trên 200 công trình, trải rộng trên nhiều lĩnh vực, từ tương tác yếu và đối xứng của các hạt cơ bản, đến lý thuyết giải tích về tương tác mạnh và lý thuyết trường, rồi phương pháp lý thuyết trường lượng tử trong vật lý chất rắn. Hầu hết số công trình đó đều được công bố trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế có uy tín. |
(GS Nguyễn Văn Hiệu bên gia đình. Ảnh FB N.V.K..jpg) Trong một cuộc phỏng vấn, nhìn lại chặng đường đã đi qua, ông nói "Nghĩ lại tôi thấy cuộc đời mình vô cùng may mắn. May mắn của tôi chính là nhờ những người thầy mang đến, nhờ có cách mạng, nhờ có Thủ đô giải phóng đúng lúc tôi cần nghiên cứu khoa học. Tất cả mọi chuyện đều do “thiên thời”. Ông cũng từng chia sẻ.“Có thể nói, một hiểm nguy đối với sự tồn vong của đất nước là kẻ thù biến đổi khí hậu. Ý tưởng của tôi là trí tuệ Việt Nam phải như Sơn Tinh, tức là phải “cao tay” hơn, phải làm thế nào để dù xảy ra biến đổi khí hậu nhưng dân tộc vẫn trường tồn, kinh tế vẫn phát triển, đời sống nhân dân kể cả người dân ở vùng ven biển vẫn được bảo đảm”. |
(GS Nguyễn Văn Hiệu với những người bạn, học trò của ông. Ảnh FB N.V.K..jpg) Theo ông, để thành công trong nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học phải có niềm đam mê. "Phải coi nghiên cứu khoa học là sự nghiệp của mình!... Không có vinh quang nào mà không có mất mát kèm theo, đôi khi cũng phải chịu hy sinh để đạt được đam mê của mình. Riêng ở lĩnh vực khoa học, đầu tiên là cần đi vào hướng nghiên cứu rất hiện đại và thứ hai là hướng nghiên cứu mà đất nước rất cần, nghĩ xem đất nước cần cái gì thì làm cái đó". Ông cũng bày tỏ rằng ông thấy đóng góp lớn nhất của mình đối với xã hội là là công trình ông tham gia quản lý và đã rất thành công. "Nó chẳng liên quan gì đến Giải thưởng Lê-nin của tôi cả thế mà tôi lại cảm thấy vô cùng sung sướng". |
Năm 1982, GS Nguyễn Văn Hiệu được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (nay là Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga). Năm 1984, GS Nguyễn Văn Hiệu được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học thế giới thứ ba, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Czech. Năm 1986, GS, VS Nguyễn Văn Hiệu được Nhà nước Liên Xô trao tặng Giải thưởng Lê-nin về Khoa học và Kỹ thuật. Năm 1996, GS, VS Nguyễn Văn Hiệu được Nhà nước Việt Nam trao giải thưởng Hồ Chí Minh về tập hợp các công trình nghiên cứu mà ông đã thực hiện trong nhiều năm trước đó. GS, VS Nguyễn Văn Hiệu được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 2009, danh hiệu Nhà giáo nhân dân năm 2010. |
Phương Chitổng hợp
Ngày 23/1, thông tin từ ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu - nhà vật lý hàng đầu Việt Nam - đã qua đời, hưởng thọ 84 tuổi.
Nhà văn Y Ban: Cuộc đời quăng quật chúng tôi đến kinh hoàng2025-01-13 06:11
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Hội người Hàn gốc Việt2025-01-13 06:07
Trao quà Trung thu cho thiếu nhi ở khu cách ly, khu phong tỏa và bệnh viện dã chiến2025-01-13 05:52
Tổng Bí thư trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp Năm mới 20222025-01-13 05:35
Nghệ sĩ Xuân Hương: Tôi sống một mình, nhờ bạn bè mua quan tài rẻ nhất2025-01-13 05:22
Đặng Tuấn Duy2025-01-13 05:15
Người chi hội trưởng chi hội thanh niên dân tộc nhiệt huyết2025-01-13 04:59
Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Bình Dương phối hợp tổ chức Chương trình “Sóng và máy tính cho em”2025-01-13 04:22
Mang yêu thương về nhà, gửi mẹ cha món quà sức khỏe dịp lễ2025-01-13 03:57
Chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XV2025-01-13 03:51
Tái hiện những ký ức hào hùng, bi tráng của mảnh đất thép2025-01-13 06:15
Bồi dưỡng chính trị cho thanh niên2025-01-13 05:35
Xã Phú An (Tx.Bến Cát): Thiết thực những việc “Làm theo Bác”2025-01-13 05:35
Chuyến thăm Phần Lan của Chủ tịch Quốc hội mở ra kỷ nguyên hợp tác mới2025-01-13 05:21
Nhà mạng Ấn Độ bỏ Huawei, quay sang hợp tác với Samsung về 5G2025-01-13 05:13
Khơi dậy mạnh mẽ ý chí tự lực, tự cường; khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc2025-01-13 05:01
Hội nghị Chính phủ với địa phương: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền2025-01-13 04:56
Hội LHPN phường Phú Chánh (Tx.Tân Uyên): Tổ chức chương trình “Đổi rác thải2025-01-13 04:51
Chủ đầu tư dự án chung cư Paris Hoàng Kim xây dựng sai phép2025-01-13 04:28
Chủ tịch Quốc hội gặp Phó Thủ tướng Bỉ Pierre2025-01-13 03:52