Tiền thân của tàu sân bay USS Langley là tàu tiếp than Jupiter |
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất,àusânbayđầutiêncủaMỹbịđánhchìtỉ số trận hà lan tàu Jupiter được chuyển đổi thành hàng không mẫu hạm đầu tiên của hải quân Mỹ và được đặt lại tên là Langley, theo tên người đi tiên phong trong lĩnh vực hàng không của Mỹ là Samuel Pierpoint Langley.
Tàu Jupiter |
Langley cũng là con tàu đầu tiên của hải quân Mỹ chạy bằng điện. Nó có thể di chuyển với tốc độ 28 km/h. Sau khi được chuyển đổi, tàu sân bay USS Langley có độ giãn nước tối đa chỉ còn 13.000 tấn so với 19.300 tấn trước đây của tàu chở than Jupiter.
Tàu sân bay đầu tiên của Mỹ USS Langley |
Độ dài của tàu được nâng lên 165m, lườn rộng 19,9m và có độ mớm nước 5,8m. Sử dụng 3 nồi hơi để quay động cơ điện do GE thiết kế, tàu có dẫn động 2 trục và có khả năng cung cấp sức đẩy tối đa 6.500 mã lực.
Khu vực chứa máy bay của tàu USS Langley |
Ngày 17/10/1922, Đại uý Virgil C. Griffin điều khiển chiếc máy bay đầu tiên VE-7-SF cất cánh từ boong tàu Langley. Cho dù đây không phải là lần đầu tiên một máy bay cất cánh từ một con tàu, cũng như Langley không phải là con tàu đầu tiên được trang bị một sàn cất - hạ cánh, nhưng lần phóng này có tầm quan trọng đáng ghi nhớ trong lịch sử Hải quân Mỹ. Nó đánh dấu sự bắt đầu của thời đại tàu sân bay.
Sau năm 1937, 40% phần boong dành cho máy bay của chiếc Langley được chuyển đổi thành khoang chứa thuỷ phi cơ, căn cứ di động cho đội máy bay ném bom tuần tra.
Ngày 8/12/1941, Langley là một phần của Hạm đội Asiatic ở Philippines. Ngày 27/2/1942, tàu sân bay Langley bị chiến đấu cơ Nhật tấn công. Tuy nhiên, do chịu hư hỏng quá nặng từ cuộc tấn công của Nhật, tàu USS Langley bị các tàu hộ tống đánh chìm để tránh rơi vào tay quân Nhật.
Hoài Linh