Tạiphiên chất vấn của kỳ họp Quốc hội vừa qua,ềmchếTNGTPhảitổchứcthựchiệnđồngbộvàquyếtliệkết quả bóng đá đuc trả lời nội dung chất vấn của đạibiểu Quốc hội, bao giờ hết tai nạn giao thông (TNGT), Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh LaThăng nói: “Không thể hết TNGT. Đó là một phần của cuộc sống. Khi kinh tế pháttriển, phương tiện gia tăng, nhịp độ cuộc sống ngày càng sôi động thì chúng tachỉ có thể kiềm chế và giảm TNGT. Không thể trả lời bao giờ hết TNGT hoặc năm2012 có giải quyết hết điểm đen giao thông không. Tôi không thể hứa điều khôngkhả thi”. Thật vậy, TNGT đã là “quốc nạn” không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thếgiới không thể chấm dứt mà chỉ có thể kiềm chế, hạn chế đến mức thấp nhất. Muốnvậy, đòi hỏi các cấp chính quyền phải quyết tâm trong tổ chức thực hiện đồng bộvà nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông của toàn xã hội.
Chúngta có Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thực hiện, nhưng do tổchức thực hiện của các ngành liên quan trong quản lý Nhà nước còn nhiều yếu kémnên đã tác động đến ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân chưa cao.Đơn cử, tại các giao lộ có tín hiệu đèn báo, nếu không có cảnh sát giao thông(CSGT) thì nhiều người tham gia giao thông cứ vô tư phóng nhanh, vượt ẩu dùđang tín hiệu đèn đỏ. Tình trạng đua xe trái phép, uống rượu, bia, không độinón bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông, buôn bán lấn chiếm lòng lềđường vẫn chưa bị xử lý kịp thời, nghiêm minh. Do không có biện pháp chế tài,hoặc có nhưng chưa đủ sức răn đe nên tình trạng vi phạm Luật Giao thông đườngbộ vẫn còn phổ biến. Khi thực thi pháp luật không nghiêm dẫn đến người thựchiện tốt hay không tốt đều như nhau dẫn đến “lờn thuốc”. Thực tế chúng ta cũngkhông thể có đủ CSGT bố trí kiểm tra, kiểm soát các giao lộ mà phải có biệnpháp quản lý khác. Kinh nghiệm trong quản lý giao thông ở một số nước, nhiềugiao lộ quan trọng đều có camera quan sát và CSGT thì thường xuyên tuần tratrên đường, nếu người tham gia giao thông vi phạm đều bị phát hiện và xử phạtnghiêm minh theo hệ thống, nếu ai không tuân thủ thì sẽ bị phạt tăng nặng bằngcác hình thức chế tài về kinh tế và hành chính. Do đó, phần lớn người tham giagiao thông đều ý thức chấp hành, không dám vi phạm. Ở nước ta, hệ thống giaothông cả nước và các địa phương đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng, tuy nhiên,trên nhiều cung đường vẫn còn lắm điểm đen, những nơi này đã từng xảy ra nhiềuvụ tai nạn, nhưng các ngành chức năng vẫn chưa quan tâm và có biện pháp khắcphục mà người đứng đầu vẫn không bị trách nhiệm gì? Nếu ở các nước khác thìngười đứng đầu phải chịu trách nhiệm và nếu để hậu nghiệm trọng thường là phảitừ chức. Nhưng ở ta thì từ trước đến nay vẫn chưa có quan chức nào bị xử lý dothiếu trách nhiệm dẫn đến TNGT.
Vớiquyết tâm kiềm chế TNGT hàng năm, cả nước kéo giảm TNGT xuống từ 5 đến 10% sovới trước. Đó là mục tiêu ai cũng mong muốn. Nhưng để kết quả trên thành hiệnthực, chúng tôi thiết nghĩ, các ngành chức năng từ Trung ương đến địa phươngphải có quyết tâm tổ chức thực hiện quyết liệt và đồng bộ, cộng với đẩy mạnhtuyên truyền pháp luật nâng cao ý thức của toàn dân, cả hệ thống chính trị cùngvào cuộc hy vọng sẽ làm được. Bác Hồ đã nói “Dễ trăm lần không dân cũng chịu,khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Một khi toàn dân đã quyết tâm vào cuộc thìkhông lý gì không thể làm được. Cần tạo nên phong trào tẩy chay những người viphạm luật lệ giao thông, những người thi hành công vụ sai phạm. Lãnh đạo cácđịa phương cần coi chỉ tiêu giảm TNGT ngang với nhiệm vụ chính trị, phát triểnkinh tế - xã hội để có chỉ đạo quyết liệt hơn nữa và thường xuyên kiểm tra,chấn chỉnh kịp thời. Hy vọng trong thời gian tới, cả nước ta sẽ kiềm chế TNGT,giảm được số vụ và thiệt hại do TNGT gây ra.
Xuân Quỳnh