Gần 3.000 tấn giá đỗ ủ chất cấm: Trách nhiệm của Quản lý thị trường ra sao?_cúp nhật bản hôm nay
Liên quan đến câu hỏi của phóng viênDân trítại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương chiều 7/1 về trách nhiệm của cơ quan quản lý thị trường liên quan đến vụ việc phát hiện gần 3.000 tấn giá đỗ ngâm hóa chất đã bán ra thị trường trong năm 2024 tại Đắk Lắk,ầntấngiáđỗủchấtcấmTráchnhiệmcủaQuảnlýthịtrườcúp nhật bản hôm nay Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết vấn đề này thuộc trách nhiệm của ngành nông nghiệp, lĩnh vực an toàn thực phẩm.
"Lực lượng quản lý thị trường chịu trách nhiệm theo dõi lưu thông và phối hợp với các cơ quan liên ngành để rà soát. Về vụ việc 3.000 tấn giá đỗ nhiễm hóa chất vừa qua, Bộ Công Thương đã yêu cầu cơ quan quản lý thị trường theo dõi chặt để kiểm soát", Thứ trưởng chia sẻ.
Trước đó, ngày 30/12/2024, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có văn bản yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Y tế, Công an tỉnh và UBND thành phố Buôn Ma Thuột liên quan đến vụ việc giá đỗ ủ chất cấm.
Theo UBND tỉnh này, các cơ quan chức năng chưa thể hiện rõ trách nhiệm, có tình trạng "đá bóng" trách nhiệm.
Trước đó, cuối năm 2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã kiểm tra 6 cơ sở ở TP Buôn Ma Thuột, phát hiện hơn 20 tấn giá đỗ ngâm trong chất cấm 6-Benzylaminopurine, hóa chất kích thích "siêu tốc" giúp sản xuất giá đỗ nhanh và nhiều. Riêng cơ sở Lâm Đạo còn ký hợp đồng bán cho cửa hàng Bách Hóa Xanh 350-400kg giá đỗ/ngày.
Phía Bách Hóa Xanh cho biết Công ty TNHH Thương mại Lâm Đạo chỉ cung cấp sản phẩm giá đỗ nhiễm hóa chất cho chuỗi này tại khu vực Đắk Lắk, chiếm 2% trên tổng sản lượng của toàn chuỗi. Các sản phẩm được nhập tại chuỗi đều phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ pháp lý theo yêu cầu.
Sau khi thông báo ngừng bán và thu hồi toàn bộ sản phẩm giá đỗ ủ hóa chất, Bách Hóa Xanh đã thông báo cam kết hoàn tiền hoặc đổi sang sản phẩm khác cho khách hàng đã mua sản phẩm giá đỗ của nhà cung cấp trên tại các cửa hàng của hệ thống ở Đắk Lắk.
Tại cơ quan công an, Lâm Văn Đạo (34 tuổi, trú tại xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột), chủ cơ sở Lâm Đạo khai nhận, cơ sở bắt đầu làm giá đỗ nhỏ lẻ từ năm 2020.
Đạo thừa nhận, khi vào nghề đã "học tập" những người làm nghề đi trước, họ cũng dùng "nước kẹo" (6-Benzylaminopurine) nên cũng dùng theo, dù biết chất này không tốt cho sức khỏe người sử dụng. Đối với việc nhập hàng vào Bách Hóa Xanh, Đạo thừa nhận bắt đầu nhập hàng cho Bách Hóa Xanh từ tháng 5 đến thời điểm bị công an bắt giữ.
6-Benzylaminopurine là hóa chất giúp giá đỗ phát triển nhanh, kích thước cây to, mọng nước. Cây giá đỗ được ngâm hóa chất cũng có màu trắng hơn so với sản xuất theo phương pháp thủ công truyền thống.
Cơ quan chức năng xác định, hóa chất nói trên không được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm. Hóa chất này tiếp xúc qua da lâu dài có thể làm thai nhẹ ký, não úng thủy, các dị tật bẩm sinh, tổn thương phổi, thậm chí ăn vào lượng lớn có thể gây tử vong.
相关文章
Thu giữ hàng nghìn sản phẩm thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc
Ngày 28/10, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn2025-01-25Hẹn ăn trưa tập 400: Cô gái sống thử với bạn trai và cái kết đau lòng
Chương trình Hẹn ăn trưa tập400 là cuộc gặp giữa chàng trai Quách Văn K&2025-01-25Gần nửa người dùng iPhone muốn nâng cấp iPhone 13
Theo tin đồn, Apple có thể tổ chức sự kiện ngày 14/9 ra mắt iPhone 13 mới. Gần như các thông tin về2025-01-25Những mẫu xe 5 chỗ gầm cao dưới 1 tỷ được ưa chuộng nhất
Trong khoảng 4 năm gần đây, người dùng dần có xu hướng chuyển sang dùng nhiều mẫu sedan sang SUV/Cro2025-01-254 chiếc xe máy Simson hàng hiếm giá hơn 600 triệu của dân chơi Thái Nguyên
Simsontrong trí nhớ của nhiều người Việt Nam vẫn là dòng xe của Đông Đức2025-01-25Đâu là cơ hội của các mạng xã hội Made in Việt Nam?
Trong chiến lược của mình, Bộ TT&TT đang tìm cách tạo cơ chế thúc đẩy sự phát triển của các mạn2025-01-25
最新评论