MU bế tắc,ậnđậnchuyểnnhượngMUvàlờxem bong da lu và lời ca thán của Mourinho
Trước khi bước vào mùa giải 2018-19, Jose Mourinho từng than thở, MU luôn gặp khó khăn hơn bất kỳ đội thủ nào trên thị trường chuyển nhượng.
Mourinho từng than thở về khó khăn của MU trên thị trường chuyển nhượng
Mourinho cho rằng, khi MU có sự quan tâm đến cầu thủ nào, đội bóng chủ quản sẽ tìm cách tăng giá rất cao.
Vì không mua được nhân sự như mong muốn, dẫn đến việc bị sa thải không lâu sau đó, Mourinho chỉ ra việc danh tiếng và độ giàu có của MU khiến các đối tác luôn tìm cách làm giá.
Không phải ngẫu nhiên trong các kỳ chuyển nhượng gần đây, truyền thông Anh thường xuyên nhắc về "Manchester United tax" (có thể hiểu là thuế Manchester United).
Điều đó có nghĩa là mỗi khi MU đàm phán về mục tiêu nào, giá trị của anh ta sẽ tăng lên chóng mặt.
Không đâu xa, trường hợp của Eric Bailly là minh chứng rõ nhất cho cái gọi là "thuế Manchester United".
Cụ thể, khi Mourinho vừa đến Old Trafford năm 2016, MU mua Bailly với giá 30 triệu bảng. Điều đáng nói, trước đó Dortmund đạt thỏa thuận với Villarreal ở mức phí chưa đến 20 triệu bảng.
MU phải trả giá cao mua Eric Bailly
Hiện tại, khi Ole Gunnar Solskjaer vừa đặt vấn đề về Aaron Wan-Bissaka, các quan chức Crystal Palace liền hét giá chuyển nhượng của cầu thủ 21 tuổi người Anh lên 70 triệu bảng, gấp 3 lần giá trị thực của anh.
Hãy nhớ rằng, Man City từng mua John Stones và Raheem Sterling - những người nổi hơn Wan-Bissaka ở thời điểm này - với giá 50 triệu bảng.
Sự giàu có của Premier League
Ở Đức, số tiền Dortmund bán Pulisic cho Chelsea vừa được tái cơ cấu với 3 bản hợp đồng quan trọng Julian Brandt, Nico Schulz và Thorgan Hazard.
MU bị hét giá Wan-Bissaka cao hơn 3 lần giá trị thực
Ngược lại, một tuần kể từ khi thị trường chuyển nhượng ở Anh mở cửa, Solskjaer vẫn chưa chính thức đón tân binh nào.
Không ít CĐV MU mơ về điều tương tự Dortmund. Đồng thời, một bộ phận người hâm mộ khác chỉ trích đội ngũ quản lý của CLB yếu kém về chuyển nhượng.
Chuyện yếu kém của các quan chức MU đã được phản ánh từ lâu. Nhưng đó không phải nguyên nhân duy nhất đẩy CLB vào khó khăn.
Tài chính của các đội bóng, cũng như tiền bản quyền truyền hình Premier League là một phần nguy nhân khác khiến Quỷ đỏ không dễ mua cầu thủ.
Dortmund thành công với Brandt, Schulz, Hazard vì các đối tác của họ cần bán cầu thủ, nhằm cân bằng tài chính.
Trong khi đó, với tiền bản quyền truyền hình hậu hĩnh, các CLB Premier League không rơi vào trường hợp phải bán cầu thủ bằng bất kỳ giá nào.
Trong mùa giải vừa kết thúc, Huddersfield được chia bản quyền ít nhất, nhưng cũng đạt đến hơn 96,6 triệu bảng. Đây là con số mơ ước của nhiều CLB lớn ở châu Âu.
Solskjaer chưa có nhân sự để định hình kế hoạch mùa sau
Các đội còn lại đều trên 100 triệu bảng. Khiêm tốn như Crystal Palace cũng nhận đến 114,2 triệu bảng. Với số tiền này, họ không nhất thiết phải bán Wan-Bissaka, nên được quyền hét giá cao với MU.
Theo đánh giá của tập đoàn tài chính Deloitte, có đến 9 CLB Premier League nằm trong top 20 CLB giàu nhất châu Âu. Ngoài top 6 (Man City, Liverpool, MU, Arsenal, Chelsea, Tottenham), còn có sự hiện diện của West Ham, Newcastle và Everton.
Các khoản chia béo bở mang đến sự cân bằng đáng kể cho Premier League, đẩy MU vào tình cảnh khó khăn khi xây dựng lại đội hình.
MU đang chuẩn bị xây dựng ban cố vấn chuyển nhượng. Điều này liệu có giúp Quỷ đỏ cải thiện tình hình mua sắm hay không vẫn còn là một bí ẩn.