“Óc nghĩ,ìnhDươngkhéolàmdânvậxêp hạng ngoại hạng anh mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm” là phương châm mà những cán bộ, đảng viên và những người làm công tác dân vận (CTDV) tại các địa phương trong tỉnh luôn xác định; từ đó phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên và các “hạt nhân nòng cốt” để vận động, khơi dậy sức dân.
Phan Thị Thu Vân, một người dân ở tổ 19, khu phố Tân Phước, phường Tân Bình, TX.Dĩ An giới thiệu về con đường mà bà đã hiến đất để cùng chính quyền địa phương xây dựng.Ảnh: C.SƠN
Giải quyết việc khó
Đến tổ 19, khu phố Tân Phước, phường Tân Bình, TX.Dĩ An hỏi thăm “bà Vân hiến đất”, hầu như người dân ở đây ai cũng biết. Thấu hiểu được những khó khăn, vất vả của người dân, bà Phan Thị Thu Vân trong nhiều năm qua đã tự nguyện hiến hàng ngàn mét vuông đất để làm đường. Dẫn chúng tôi đi trên con đường nhựa phẳng lỳ, sạch đẹp, bà Vân cho biết, từ ngày con đường này được đưa vào sử dụng, người dân địa phương đã thuận lợi giao thương, nhiều nhà còn vươn lên khá giả. Bà bảo: “Trước đây, người dân muốn đi đâu chỉ có thể đi men theo những tuyến đường nội đồng vừa nhỏ hẹp lại vừa lầy lội. Thấu hiểu được những khó khăn của bà con, tôi quyết tâm hiến đất và vận động láng giềng cùng hiến đất làm đường”. Để mọi người tin và làm theo, bà chủ động hiến đất trước tiên. Năm 2001, bà hiến 500m2; lần thứ 2, năm 2007, hiến trên 300m2 và vào năm 2013, hiến thêm 500m2. Cả 3 lần hiến đất của bà đều góp phần hình thành nên 3 tuyến đường khang trang, sạch đẹp tại khu phố. Không chỉ hiến đất, bà Vân còn xông xáo phối hợp cùng các ban ngành, đoàn thể vận động người dân cùng chung tay làm đường. “Nếu phường lại có chủ trương làm đường, tôi sẽ tiếp tục hiến đất và vận động những người khác cùng làm theo”, bà Vân nói.
Tấm gương hiến đất làm đường của bà Vân đã tạo sự lan tỏa, góp phần giúp chính quyền địa phương làm tốt công tác vận động nhân dân trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) để thi công các dự án trọng điểm như đường Mỹ Phước - Tân Vạn; đường Bình Trị đi khu dân cư Tân Thắng; đường Mả 35; đường Tân Đông Hiệp - Tân Bình; công trình đường thoát nước ngã tư Chiêu Liêu đi cầu 4 Trụ…
Tại TX.Dĩ An, trong những năm qua có rất nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực TP.Hồ Chí Minh được triển khai xây dựng. Chính vì thế, công tác GPMB trở thành một việc khó, nhất là khi tấc đất trên địa bàn thị xã đã trở thành “tấc vàng”. Do đó, Ban Dân vận Thị ủy đã phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã, các tổ chức thành viên định hướng cho cán bộ làm CTDV thường xuyên xuống địa bàn, tham gia các hội nghị họp dân, gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các hộ dân nằm trong vùng dự án để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, kịp thời nắm bắt, đề xuất giải quyết những kiến nghị của nhân dân. Vì vậy, trong quá trình GPMB các dự án, hầu hết các hộ dân đều đồng thuận, không xảy ra tình trạng cưỡng chế di dời, khiếu kiện phức tạp… Quả đúng là “Khó vạn lần dân liệu cũng xong”!
Xây dựng nông thôn mới
Nhờ xây dựng được các mô hình dân vận khéo trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ khá sớm, Bình Dương là một trong những địa phương đạt nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Phong trào toàn tỉnh chung sức xây dựng NTM đã được các tổ chức đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân hưởng ứng. Hội viên nông dân đã đóng góp 19.216 ngày công và hiến 8.916m2 đất để mở rộng và nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn. Hội Cựu chiến binh tỉnh phát động phong trào thi đua “Cựu chiến binh Bình Dương phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, chung sức, đồng lòng xây dựng NTM”. Đoàn Thanh niên phát động phong trào “Tuổi trẻ chung sức xây dựng NTM”, đã vận động xây dựng nhiều căn nhà nhân ái, thực hiện sửa chữa, dặm vá hàng loạt tuyến đường giao thông nông thôn; thực hiện công trình “Thắp sáng đường quê” với việc trang bị hệ thống chiếu sáng tại các tuyến đường...
Tìm đến xã Cây Trường II, huyện Bàu Bàng, một địa phương đã về đích trong chương trình xây dựng NTM một cách ngoạn mục, ấn tượng đầu tiên của chúng tôi chính là những con đường giao thông phẳng lì, những mô hình trang trại sản xuất nông nghiệp công nghệ cao xanh mướt. Năm 2015, Cây Trường II đã được công nhận là xã đạt chuẩn NTM. Để thực hiện thành công chương trình này, xã đã nhận được sự tham gia, chung tay thực hiện từ người dân. Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cây Trường II hồ hởi khoe với chúng tôi: “Xây dựng NTM là khá khó khăn, vì xuất phát điểm của địa phương thấp. Vậy mà chúng tôi đã làm được, còn làm xong rất nhanh! Tất cả là nhờ tạo được sự đồng thuận, khơi dậy sức dân…”. Ông Bình chia sẻ, ban đầu thực hiện xây dựng NTM, người dân chưa hiểu được ý nghĩa của chương trình nên xã gặp không ít trở ngại. Trước thực tế đó, Đảng ủy đã yêu cầu các đồng chí bí thư chi bộ tại các ấp đến từng nhà, từng hộ dân để tuyên truyền vận động. Khi tiến hành thực hiện các tiêu chí NTM, nhất là những tiêu chí khó như giao thông nông thôn, trong công tác vận động, Đảng ủy xã đã phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên và những hạt nhân nòng cốt để tạo sức lan tỏa. Điển hình như bà Mai Thị Liên ở ấp Bà Tứ đã hiến hơn 1.000m2 đất vườn cao su của gia đình để làm tuyến đường giao thông nông thôn từ Suối Than nối sang xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng.
“Đảng ủy xã xác định rõ phương châm xây dựng NTM là người dân xây dựng, người dân hưởng thụ. Bởi người dân mới là nhân tố quyết định sự thành bại của chương trình; từ đó vận động bà con chung sức”, ông Bình nói. Và một khi cán bộ, đảng viên “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”, phát huy tốt vai trò nêu gương, người dân sẽ hiểu rõ ý nghĩa của chương trình, ra sức chung tay xây dựng… (còn tiếp)
THÀNH SƠN - CAO SƠN
(责任编辑:World Cup)