Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã trình UBND tỉnh kế hoạch thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trao đổi với phóng viên Báo Bình Dương,àTrươngThanhNgaPhóChủtịchhộiLHPNtỉnhKhơidậytinhthầnkhởinghiệpcủaphụnữtỷ lệ kèo chính xác bà Trương Thanh Nga, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết, mục tiêu tổng quát của kế hoạch là khơi dậy tinh thần khởi nghiệp của phụ nữ, thúc đẩy hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh của phụ nữ.
Cán bộ Hội LHPN các tỉnh, thành phía Nam và doanh nhân nữ tiêu biểu tham dự hội thảo “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017- 2025” do Hội LHPN tỉnh Bình Dương đăng cai tổ chức. Ảnh: THU THẢO
- Thưa bà, đâu là mục tiêu cơ bản của kế hoạch thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017- 2025” trên địa bàn tỉnh?
- Căn cứ vào tình hình thực tế của tỉnh Bình Dương, Hội LHPN tỉnh đề ra mục tiêu chung của đề án là nâng cao nhận thức của phụ nữ về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về khởi nghiệp nhằm thay đổi nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ. Kế hoạch hướng đến thúc đẩy hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh và sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp mới thành lập của phụ nữ thông qua chuỗi các dịch vụ hỗ trợ chất lượng, bền vững; góp phần thực hiện thành công mục tiêu quốc gia về phát triển doanh nghiệp; đồng thời góp phần hoàn thiện chính sách pháp luật nhằm hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế.
- Bà có thể cho biết đối tượng cụ thể hướng tới của kế hoạch này?
- Đối tượng hướng tới của kế hoạch là phụ nữ có ý tưởng, có nhu cầu khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và sáng tạo trong khởi nghiệp. Bên cạnh đó là các tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp mới thành lập do phụ nữ làm chủ. Kế hoạch cũng quan tâm đến phụ nữ thuộc hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn, phụ nữ khuyết tật, phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ sống tại địa bàn khó khăn, chuyển đổi đất nông nghiệp...
- Hội LHPN tỉnh sẽ có những hoạt động cụ thể nào để hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, thưa bà?
- Các cấp Hội LHPN trong tỉnh sẽ tổ chức khảo sát, tổng hợp nhu cầu của phụ nữ về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh để đề ra kế hoạch hỗ trợ một cách có hiệu quả. Đó là hỗ trợ nâng cao năng lực kinh doanh, khởi nghiệp cho phụ nữ có ý tưởng kinh doanh mới mang tính khả thi, hiệu quả; tăng cường năng lực hỗ trợ khởi nghiệp; nâng cao năng lực cho cán bộ hội phụ trách về kỹ năng quản lý, kỹ năng kinh doanh, điều hành; kết nối với các ban, ngành, tổ chức trong hỗ trợ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp. Tổ chức hội còn giới thiệu, tư vấn, kết nối các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh; phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo các kỹ năng kinh doanh, kỹ năng quản lý, điều hành, kết nối các đơn vị hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cho cán bộ nói chung và cán bộ hội phụ nữ chịu trách nhiệm đầu mối phụ trách tham mưu thực hiện hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, đào tạo và chú trọng nâng cao tay nghề, kỹ năng bán hàng. Bên cạnh đó là trang bị kiến thức cơ bản về ý tưởng kinh doanh, viết dự án, kỹ năng cần thiết, hỗ trợ tư vấn về ý tưởng kinh doanh, lập kế hoạch, thực hiện khởi nghiệp; tư vấn, giới thiệu, kết nối phụ nữ có ý tưởng kinh doanh, khởi nghiệp tham gia các lớp dạy nghề, trang bị kiến thức để bắt đầu kinh doanh. Hội cũng phối hợp tổ chức hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, nhất là phụ nữ có ý tưởng khởi nghiệp; hỗ trợ tư vấn pháp lý, xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ cho phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi sự có sự đổi mới sáng tạo.
Ngoài ra, hội sẽ kết nối, phối hợp với các sở, ngành chức năng để tư vấn pháp lý về việc quản lý, điều hành, tổ chức doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu...; hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm ngành nghề, hộ kinh doanh xây dựng, đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, bảo vệ thương hiệu sản phẩm, đăng ký sở hữu trí tuệ cho các phát minh, sáng chế, các sản phẩm sản xuất chủ lực của doanh nghiệp, của địa phương. Phối hợp hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến thương mại - mở rộng thị trường; tiếp cận vốn, tín dụng, tư vấn, giới thiệu khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp có nhu cầu kết nối, tiếp cận vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn..., đặc biệt động viên, khuyến khích khả năng huy động vốn từ hộ gia đình để phát huy hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
- Theo kế hoạch, khi nào thì đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” trên địa bàn tỉnh Bình Dương được thực hiện, thưa bà?
- Đề án sẽ được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn I, thực hiện từ nay đến năm 2020, phấn đấu hoàn thành 50% chỉ tiêu kế hoạch. Cuối năm 2020 hội sẽ tổ chức hội nghị sơ kết giai đoạn I, nhằm đánh giá và rút kinh nghiệm hoạt động cho giai đoạn tiếp theo; đồng thời biểu dương các gương tập thể, cá nhân phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh thành công. Giai đoạn II sẽ được thực hiện trong 5 năm, từ năm 2021 đến 2025. Cuối năm 2025, hội tổ chức hội nghị tổng kết 9 năm thực hiện đề án giai đoạn 2017-2025; biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các mô hình khởi nghiệp hiệu quả.
- Xin cám ơn bà!
THU THẢO (thực hiện)