Các cơ quan chức năng cần có biện pháp quản lý phù hợp để hạn chế tối đa tác hại mà game online mang lại cho xã hội |
Gần đây,ệngameonlineNguycơsốngảkết quả trận newcastle jets dư luận không khỏi bàng hoàng về vụ án Phạm Đình Cử và Nguyễn Văn Trọng giết hại cháu bé 5 tuổi, là em họ của Cử với mục đích có tiền chơi game. Nhiều bạn đọc không khỏi băn khoăn việc có nên tiếp tục cho con chơi game nữa hay không và phải quản lý như thế nào? Báo BĐVN đã trao đổi với các chuyên gia giáo dục, tâm lý về vấn đề này.
Nguy cơ sống ảo nhiều hơn thật!
Vụ án mạng gây xôn xao dư luận vì sự nhẫn tâm của các hung thủ nhí. Ngay cả những điều tra viên giàu kinh nghiệm của phòng PC14 Công an tỉnh Hà Tây (cũ) cũng phải thốt lên: "Chúng quá lạnh lùng, cảm giác giết người như trong game vậy. Không chỉ trẻ con mà ngay cả người lớn khi phải đối mặt với luật pháp vì tội danh này thường rất sợ hãi, ăn năn, nhưng hai đứa này thì vẫn cười nói".
Mặt trái của game online từ lâu đã bộc lộ, nhưng không ít các bậc phụ huynh vẫn lơ là vai trò giám sát của gia đình và tỏ ra khá tin tưởng vào sự "chừng mực" của con em mình. Xét về góc độ nào đó, sự vô tâm này đã vô tình đã cổ suý cho con em họ đến với cái xấu.
Một phụ huynh cho biết: "Tôi không biết tác hại ra sao nhưng mỗi khi cháu đi chơi game online về, tôi thấy cháu phấn chấn hẳn lên. Làm việc gì nó cũng hăng say, không chống chế. Mỗi buổi sáng tôi cho nó 20.000đ tiền ăn nó đều không ca thán ít hay nhiều và đi học rất đúng giờ; còn nó làm gì, chơi trò chơi gì gia đình sao biết được ".
Theo bà Hoàng Mộc Lan, Phó khoa Tâm lý (ĐH KHXH &NV), không ít các bậc cha mẹ hiện nay cho rằng, game (cụ thể là game online) không mấy ảnh hưởng đến con cái mình. Bởi, nhu cầu giải trí của trẻ là cần thiết! Nhưng càng ngày, sự lệch lạc về nhân cách của một bộ phận không nhỏ học sinh càng biểu hiện rõ, khiến chúng ta giật mình và cần phải điều chỉnh lại từ suy nghĩ đến cách dạy dỗ.
(责任编辑:Thể thao)