William Curry đã bị cảnh sát đưa ra khỏi khuôn viên trường và được yêu cầu tránh xa khỏi Stanford.
Người phát ngôn Dee Mostofi của ĐH Stanford cho biết Cơ quan An toàn công cộng của trường đã phát hiện William Curry lần đầu vào tháng 12/2021 và cáo buộc anh ta vi phạm luật lệ của trường. Tuy nhiên,ảdanhsinhviênngườiđànôngtrốntrongkýtúcxáĐHStanfordgầnmộtnătỷ số trực tuyến 7m cn Curry vẫn tiếp tục việc làm của mình. Đã có những báo cáo về việc người đàn ông này xuất hiện trong khuôn viên trường nhiều lần sau đó, nhưng nhà trường không thể xác định được vị trí.
Bà Mostofi cho biết trong tương lai, “nhân viên địa phương sẽ được thông báo khi một sinh viên được chỉ định sống ở ký túc xá. Điều này giúp biết rõ ai được phép vào nơi này”.
Theo trang tin của Stanford, Curry đã ở nhiều khu ký túc xá trong khuôn viên trường trong 10 tháng, đóng giả như một vận động viên hoặc sinh viên từ ĐH Duke đang theo học khóa dự bị tiền y tế.
Vào thứ năm tuần trước, Curry lại được phát hiện ở dưới tầng hầm của một ký túc xá. Không gian này có cả khu vực sinh hoạt chung và phòng ở tạm thời cho sinh viên.
Curry nói với trang tin Stanford rằng anh ta “chỉ sống một cuộc sống sinh viên Stanford bình thường, gặp gỡ mọi người”. Curry cũng nói dối gia đình và bạn học về việc theo học tại đây. Anh ta cho biết bản thân kiếm tiền bằng cách chơi poker và giao dịch tiền điện tử.
Theo phát ngôn viên Mostofi, ĐH Stanford có các chính sách và hoạt động để ngăn những người không phải sinh viên của trường sống trong ký túc xá. Tuy vậy, “những khía cạnh độc lạ của trường hợp này và sự kiên trì, khả năng hòa nhập của Curry với cộng đồng sinh viên đã cho thấy có những lỗ hổng tồn tại trong chính sách của trường".
Bà Mostofi cho biết nhà trường đang xem xét thủ tục để đảm bảo tình huống như vậy không thể lặp lại.
Hồi tháng 8, một bạn gái cũ của Curry đã báo cáo với Cơ quan An toàn công cộng của Stanford rằng anh này biết mật khẩu điện thoại của cô và có thể đang theo dõi cô ấy. "Nhưng vào thời điểm đó, dường như không có bất kỳ hành động quấy rối hoặc rình rập nào", phát ngôn viên Stanford cho biết.
Đã có nhiều trường hợp mạo danh sinh viên các trường đại học danh giá trên thế giới.
Năm 2010, Adam Wheeler lừa trót lọt ĐH Harvard. Anh này được nhận vào Harvard nhờ gian lận bảng điểm SAT, bảng điểm và thư giới thiệu giả. Sau khi vào trường, Wheeler đã đạo văn, lấy tiền thưởng hàng nghìn đô la và trợ cấp. Sau khi Wheeler nộp đơn xin đề cử học bổng Rhodes và Fulbright danh giá, những gian lận của anh ta mới bị phơi bày.
Vào những năm 1980, tại ĐH Duke, tờ báo The Chronicle của trường đã điều tra một người giả danh là "Nam tước Maurice J.L. de Rothschild" - người liên tục nói về lâu đài ở Pháp của mình với những vị quản gia, đi xe Maserati nhưng thực chất là một người đàn ông 37 tuổi, từng là sinh viên tại các trường đại học ở Texas và California.
Bảo Huy (Theo The Washingon Post, Conning Harvard Book)
Bất đồng trong báo cáo quấy rối tình dục, hiệu trưởng đại học Mỹ từ chức
Sau áp lực từ Hội đồng Quản trị, Hiệu trưởng Đại học Bang Michigan (Mỹ) đã tuyên bố từ chức, đồng thời là vị hiệu trưởng thứ ba rời nhiệm sở trong 4 năm liên tiếp ở trường này.