Vụ Xuất nhập khẩu (BộCông Thương) cho biết,ịtrườngxuấtkhẩuCơhộinhiềuràocảncũngkhôngítrận đấu dewa united tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) hàng hóa của cả nướctrong 2 tháng đầu năm 2014 ước đạt trên 12,3 tỷ USD, tăng tới 40,3% so với cùngkỳ năm trước. Dự báo trong năm 2014, các hiệp định thương mại được đàm phán vàký kết sẽ góp phần mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu (XK) cho hàng hóa củaViệt Nam.
Mở ra nhiều cơ hội
Tại Bình Dương, KNXK năm 2013 ước thực hiện 14.443,2 triệuUSD, đạt mức tăng trưởng 15,7%. 2 tháng đầu năm 2014, KNXK ước thực hiện 2.094triệu USD, tăng 25,3% so với cùng kỳ. Tuy KNXK không cao do thời gian nghỉ tếtdài, song đây là thời gian chuẩn bị về mọi mặt để tạo bước đột phá cho năm2014. Tính đến cuối tháng 2-2014, lượng đơn hàng XK của doanh nghiệp (DN) đạtkhá. Hầu hết các DN ký kết hợp đồng XK đến quý II, quý III-2014 và một số DN lớncó hợp đồng hết năm 2014.
Công nhân Công ty SángBan Mai (KCN Mỹ Phước) kiểm tra sản phẩm máy phát điệndo công ty sản xuất trướckhi đưa hàng xuất khẩu sang Myanmar
Hiệp hội Da giày cho biết, năm 2014 ngành da giày có nhiều lợithế hơn năm 2013 như được đưa ra khỏi danh mục trưởng thành của EU và được hưởngchế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) trong thời gian 3 năm kể từ ngày1-1-2014. Bên cạnh đó, việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam -EU trong thời gian tới cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngành da giày nóiriêng, hàng hóa XK của Việt Nam nói chung. Theo đó sẽ có ít nhất 90% dòng thuếhàng hóa XK của Việt Nam vào EU được miễn thuế nhập khẩu (NK) vào thị trườngnày.
Trong khuôn khổ đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lượcxuyên Thái Bình Dương (TPP), bên cạnh giày dép, các ngành hàng dệt may, gốm sứ,gỗ... cũng kỳ vọng là mặt hàng sẽ được hưởng nhiều lợi ích, tập trung khai tháccơ hội mở cửa thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,ASEAN, Ấn Độ... đồng thời khai thác các thị trường tiềm năng như Nga, Đông Âu,châu Phi, Trung Đông, Mỹ La tinh, hay tiếp cận các thị trường tiềm năng nhưCanada, Mehico, Peru...
Vượt qua rào cản
Nắm bắt cơ hội mở cửa thị trường cũng buộc các DN phải tiếngần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế và các vấn đề pháp lý. Để duy trì tốc độtăng trưởng XK trong năm 2014, Bộ Công Thương cho biết sẽ đẩy mạnh xúc tiếnthương mại (XTTM) mở rộng thị trường, đẩy nhanh tiến độ đàm phán các hiệp địnhthương mại để tận dụng những cơ hội. Ngoài ra, sẽ từng bước đưa hàng hóa ViệtNam vào các hệ thống phân phối ở nước ngoài, thông qua việc tăng cường đàm phánvới các chuỗi phân phối toàn cầu, tập trung xây dựng thương hiệu Việt Nam tạicác thị trường tiềm năng.
Tại Bình Dương, theo Chương trình hành động thực hiện Chiếnlược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020 của Chính phủ, UBND tỉnh đã đềra mục tiêu tăng trưởng KNXK bình quân 15 - 16%/năm. Giảm dần thâm hụt thương mại,kiểm soát nhập siêu, tiến tới cân bằng và thặng dư cán cân thương mại. Cùng vớisự tiếp tục đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho DN của UBND tỉnh, các ngành, các cấp,các hiệp hội ngành hàng, các DN cũng đang tăng cường XTTM, củng cố thị trườngtruyền thống, mở rộng thị trường mới, đẩy mạnh XK. Vẫn với các giải pháp xuyênsuốt nhiều năm nay như chất lượng, giá cả, tốc độ cung ứng cho thị trường và khảnăng giải quyết các vấn đề dịch vụ sau bán hàng, song bước đi có nhiều đổi mớicho phù hợp tình hình. Để đẩy mạnh XK, các hiệp hội ngành hàng kiến nghị, đối vớicác thị trường lớn, quan trọng và khó tính như Hoa Kỳ, Nhật, các Thương vụ cầnthường xuyên báo cáo cho Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan để phối hợp,sát cánh cùng các hiệp hội ngành hàng, thậm chí là từng DN, nhất là các DN lớn.Mới đây, Hoa Kỳ đã đưa thêm một số quy định mới về thực hành sản xuất tốt,phòng trừ sâu bệnh ngay từ khâu sản xuất, công nhận các đơn vị kiểm dịch củabên thứ ba... đã tạo thêm nhiều áp lực cho DN. Về giá cả, các DN cũng kiến nghị,phải thực hiện điều tiết giá chung chứ không nên cạnh tranh lẫn nhau, tránh vếtxe đổ “quân ta... giết quân mình” trong thời gian qua.
Các cụm từ “mang chuông đi đánh xứ người”, hay “vượt biển lớn”...đã bao hàm sự khó khăn của thị trường XK mà các nhà DN phải có chiến lược phù hợpđể vượt qua.
* Chủ tịch UBND tỉnh LÊ THANH CUNG: Tập trung thực hiện tốt chiến lượcxuất nhập khẩu của Chính phủ
Nhằm thực hiện tốt chương trình hành động về chiến lược xuất nhập khẩucủa Chính phủ, năm 2014, UBND tỉnh đề ra chỉ tiêu KNXK tăng 16,5%. Để đạt đượcmục tiêu này, các ngành cần thực hiện tốt Chương trình XTTM, hỗ trợ DN tham giatriển lãm trong và ngoài nước, nhằm giúp DN quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trườngXK. Các DN cần phát triển XK các mặt hàng chế tạo có công nghệ trung bình vàcông nghệ cao phù hợp với xu hướng tiêu thụ của thị trường thế giới và định hướngchiến lược XK với lợi thế của Việt Nam.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục tập trung phát triển XK những mặt hàng có lợithế về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động sẵn có như gốm sứ, da giày, dệtmay. Tập trung phát triển thị trường, đặc biệt là các thị trường lớn như Hoa Kỳ,EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Ấn Độ... đồng thời khai thác tốt cácthị trường tiềm năng như Nga, Đông Âu, châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latinh. Khôngkhuyến khích và có lộ trình phù hợp hạn chế đầu tư sản xuất và XK các mặt hàngcó giá trị gia tăng thấp, hoặc lĩnh vực sản xuất gây ô nhiễm môi trường.
BẢO ANH