Bài 3: Trận tập kích ấp Đồng Sổ - xóa sổ phiên hiệu Tiểu đoàn “Biệt kích Mỹ”
Với quyết tâm tiêu diệt Tiểu đoàn biệt kích “Lôi Hổ”,ópcôngvàođạithắngmùaxuânNhữngtrậnđánhoaihùngBàbảng xếp hạng bóng đá giải hạng nhất anh Tiểu đoàn Phú Lợi, Đại đội 61 và Đại đội 81 huyện Bến Cát đã tập trung lực lượng, vũ khí, quyết tâm chiến đấu cao, triệt để triển khai yếu tố bất ngờ… Kết quả trận đánh, ta đã giành thắng lợi, góp phần xóa sổ phiên hiệu Tiểu đoàn “biệt kích Mỹ”, xóa bỏ con đường “máu và nước mắt của Sư đoàn 5 ngụy”.
Về với ấp Đồng Sổ (xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng) hôm nay, dấu tích xưa cũ về một trận đánh ác liệt vào tối 28-12-1964 vẫn còn. Đó chính là tấm bia cách ngã ba Đồng Sổ khoảng 100m. Ông Trần Văn Ấn, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Lai Uyên cho biết, bia này giờ nằm trong Khu công nghiệp Bàu Bàng và bày tỏ mong muốn địa phương nhanh chóng có phương án trùng tu, hoặc có thể mở rộng để lưu giữ cho con cháu giá trị lịch sử to lớn này.
Ông Trần Văn Ấn (giữa) đang kể về trận tập kích ấp Đồng Sổ và giới thiệu tấm bia ghi công chiến thắng ở ấp Đồng Sổ, xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng. Ảnh: Q.C
Tiếp chúng tôi bằng tách trà nóng, ông Trần Văn Ấn chậm rãi kể về một thời hào hùng của tuổi trẻ. Ông Ấn tham gia cách mạng từ kháng chiến chống Pháp, khi đó, ông giữ vai trò Bí thư Xã đoàn Lai Uyên. Đến năm 1956, ông là cán bộ nằm vùng tiếp tục ở tại địa phương hoạt động. Với vai trò Bí thư Chi đoàn xã, ông là người trực tiếp in ấn tài liệu, rải truyền đơn. Cái tên Trần Văn Ấn (nghĩa là ấn loát) cũng ra đời từ đó, chứ tên cúng cơm của ông là Trần Văn Lũy. Đến năm 1960, ông là Bí thư Đảng ủy xã Lai Uyên.
Là một người “gạo cội” của mảnh đất Đồng Sổ nên ông Trần Văn Ấn biết rất rõ về mảnh đất này. Ông Trần Văn Ấn kể lại, thực hiện Nghị quyết của Trung ương Cục và Chỉ thị của Bộ Chỉ huy miền Đông Nam bộ về đẩy mạnh đấu tranh 3 mũi phá ấp chiến lược của địch, mở rộng vùng giải phóng, mở rộng vùng căn cứ; tháng 4-1964, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một chủ trương mở đợt hoạt động phá ấp chiến lược trên phạm vi toàn tỉnh. Từ đó, lực lượng vũ trang của tỉnh đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược gỡ thế kìm kẹp, mở rộng vùng giải phóng.
Lúc bấy giờ, quốc lộ 13 được xem là con đường “máu và nước mắt của Sư đoàn 5 ngụy”. Cuối năm 1964, sau khi đồn Cây Trường bị tiêu diệt, các tua bót xung quanh bị bức hàng, bức rút, Mỹ - ngụy vội vã đưa Tiểu đoàn “Biệt kích Mỹ” trấn giữ từ Bắc Lai Khê đến Nam Chơn Thành, hòng bịt kín con đường hành lang Đông - Tây quốc lộ 13. Đây là con đường cơ động lực lượng và vận chuyển, tiếp tế của các lực lượng vũ trang trong tỉnh và miền Đông Nam bộ của ta.
Riêng ấp Đồng Sổ, từ năm 1963, ngụy quyền Sài Gòn đã cho xây dựng thành một ấp chiến lược nằm dọc theo quốc lộ 13, có chiều rộng 1km, chiều dài 2km. Chúng gom dân ở các điểm xung quanh vào ấp chiến lược để kiểm soát. Vòng ngoài ấp chiến lược Đồng Sổ có 1 hàng rào dây thép gai, giữa ấp có một bót gác do 1 trung đội bảo an canh giữ. Do có vị trí án ngữ trên quốc lộ 13 nên Tiểu đoàn biệt kích “Lôi Hổ” lấy ấp chiến lược Đồng Sổ làm điểm trú quân dã ngoại sau những ngày lùng sục, càn quét tại các xã Đông Bắc huyện Bến Cát.
Lực lượng của Tiểu đoàn biệt kích “Lôi Hổ” có hơn 200 tên, trang bị gọn nhẹ, thông thạo địa bàn, khả năng ứng chiến rất linh hoạt. Khi dừng trú quân thường ở lẫn trong nhà dân làm cho ta khó phát hiện lực lượng để tiến công tiêu diệt. Thủ đoạn hoạt động của chúng là lùng sục, phục kích đánh chặn các đơn vị nhỏ của ta, bắt cóc cán bộ, quần chúng cách mạng. Khi bị ta tập kích thì co cụm đối phó chờ lực lượng đến giải tỏa. Vì vậy, việc đeo bám chúng rất khó khăn.
Thực hiện chủ trương chống phá địch bình định của Khu ủy và Tỉnh ủy, Tỉnh đội Thủ Dầu Một xây dựng quyết tâm tiêu diệt Tiểu đoàn biệt kích “Lôi Hổ”. Sau thời gian điều tra, nghiên cứu, Tỉnh đội Thủ Dầu Một giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn Phú Lợi - Tiểu đoàn chủ lực của tỉnh và Đại đội 61, Đại đội 81 Huyện đội Bến Cát tập kích tiêu diệt Tiểu đoàn biệt kích “Lôi Hổ”, bảo vệ hành lang Đông - Tây đường 13 của ta.
Ông Huỳnh Văn Thu, nguyên là chính trị viên Tiểu đoàn Phú Lợi, người trực tiếp tham gia trận tập kích Đồng Sổ nhớ lại: Quân số của ta tham gia đánh trận này có hơn 300 cán bộ, chiến sĩ. Đội hình chiến đấu chia làm 3 bộ phận. Bộ phận tiến công vào ấp chiến lược Đồng Sổ gồm Đại đội 301, 304, 306 của Tiểu đoàn Phú Lợi. Lực lượng này hình thành 4 mũi tiến công từ các hướng Đông, Đông Nam, Tây và Tây Nam ấp vào bên trong. Sau đó, phát triển dọc theo ấp về hướng Bắc. Bộ phận đón lõng địch rút chạy gồm Đại đội 61 và Đại đội 81 bộ đội địa phương Bến Cát. Lực lượng này bố trí ở phía Bắc ấp chiến lược 500m, đảm nhiệm chặn đánh tiêu diệt quân địch rút chạy từ Đồng Sổ về Chơn Thành theo quốc lộ 13. Bộ phận kìm chế pháo địch ở Bến Cát do Đại đội Hỏa lực của Tiểu đoàn Phú Lợi đảm nhiệm, bắn phá kìm chế trận địa pháo địch ở Bến Cát, không cho chúng chi viện lực lượng ở Đồng Sổ trong quá trình ta thực hiện tấn công.
Ông Huỳnh Văn Thu cho biết, quyết tâm chiến đấu của tiểu đoàn là bí mật cơ động lực lượng, tập kích bất ngờ sau khi địch mới tạm dừng trú quân, chưa có điều kiện tổ chức chiến đấu, đội hình còn lộn xộn, sơ hở mất cảnh giác nhất. Để thực hiện quyết tâm, Tiểu đoàn Phú Lợi đã cử trinh sát phối hợp với du kích địa phương liên tục bám nắm địch trong suốt 22 ngày. Bộ đội được tổ chức luyện tập kỹ theo phương án chiến đấu.
Vào lúc 21 giờ ngày 28-12- 1964, các bộ phận tham gia trận đánh đã bí mật chiếm lĩnh xây dựng trận địa. 23 giờ, mũi tiến công hướng Đông ấp chiến lược nổ súng tấn công địch. Theo hiệp đồng tiếng súng, các mũi tiến công của ta nhanh chóng vượt rào đánh vào bên trong ấp chiến lược Đồng Sổ. Ấp chiến lược Đồng Sổ có trên 5.000 dân ở trải dài hơn 2km dọc quốc lộ 13. Nhà cửa dày đặc, chúng ta lại đánh ban đêm nên rất khó xác định vị trí địch đóng quân. Để bảo đảm an toàn cho nhân dân trong ấp chiến lược, các tổ xung kích của ta phải hạn chế dùng lựu đạn, thủ pháo nên sức tiến công giảm, tốc độ tiến công giảm. Vì vậy, sau 2 giờ ta mới đánh chiếm được toàn bộ ấp chiến lược. Địch chạy dạt về phía Bắc ấp thì bị lực lượng phục kích đón lõng của ta tiêu diện một số lớn. 2 giờ ngày 29- 12-1958, trận đánh kết thúc, ta giành thắng lợi lớn.
Nhớ về trận tập kích ấp Đồng Sổ năm xưa, ông Huỳnh Văn Thu tự hào cho biết, trận tập kích ấp Đồng Sổ thể hiện quyết tâm chiến đấu rất cao của cán bộ, chiến sĩ. Họ kiên trì bám địch nhiều ngày để tìm thời cơ diệt địch. Khi thời cơ xuất hiện, nhanh chóng vừa cơ động vừa quyết tâm chiến đấu, triệt để khai thác yếu tố bất ngờ làm chúng không kịp chuẩn bị đối phó. Trận đánh trong ấp chiến lược có dân nhưng chỉ huy đơn vị giải quyết tốt tình huống bằng vận dụng lối đánh gần, đẩy dần địch ra ngoài ấp để bộ phận đón lõng tiêu diệt nên đạt hiệu quả chiến đấu cao mà vẫn bảo đảm an toàn cho nhân dân. Đây là một kinh nghiệm tốt vận dụng trong các trận tập kích địch trú đóng trong ấp chiến lược có nhân dân. Trận đánh này của lực lượng vũ trang Thủ Dầu Một được Bộ Chỉ huy Miền khen ngợi, nhân dân trong tỉnh rất phấn khởi. Lần đầu tiên trên chiến trường miền Đông Nam bộ, một tiểu đoàn bộ đội địa phương đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn biệt kích của địch được trang bị vũ khí hiện đại. (còn tiếp)
Tiểu đoàn biệt kích “Lôi Hổ” được Mỹ huấn luyện tại Trung tâm Biệt kích Cây Cầy ở Tua Hai, tỉnh Tây Ninh. Từ trang phục, trang bị vũ khí, cách đánh đều rập khuôn theo Mỹ, được sĩ quan Mỹ trực tiếp chỉ huy, cho nên vẫn được gọi là tiểu đoàn“biệt kích Mỹ”.
相关文章:
相关推荐:
0.9118s , 7533.7109375 kb
Copyright © 2025 Powered by Góp công vào đại thắng mùa xuân 1975: Những trận đánh oai hùng (Bài 3)_bảng xếp hạng bóng đá giải hạng nhất anh,Betway