Ông Daniel Russel,ốckhôngnêncốchờôngTrumphếtnhiệmkỳkq bong rổ cựu trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ về các vấn đề thuộc khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đã có những phát biểu về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung trong một cuộc phỏng vấn bên lề một diễn đàn quan hệ quốc tế tại Bắc Kinh hôm 8/7. Ông cho rằng Bắc Kinh đã đánh giá sai lầm về tầm quan trọng của chính trị trong việc cơ cấu chính sách về Trung Quốc trong chính phủ Mỹ.
“Tôi nghĩ rằng chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ hiểu rõ về chính trị Mỹ, đặc biệt là chính trị Mỹ trong thời kì của ông Trump, hơn là chính quyền của ông Trump hiểu về chính trị Trung Quốc”, ông Russel nhận định.
“Những lần ‘bắn trượt’ trong đàm phán thương mại gần đây là bằng chứng cho việc đó”, ông Russel cho biết, ám chỉ những thất bại trong các cuộc thương lượng gần đây.
Ông Daniel Russel, cựu trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ về các vấn đề thuộc khu vực Đông Á và Thái Bình Dương |
Hồi tháng 5, cựu phụ trách chiến lược của Nhà Trắng Steve Bannon đã nói với tờ South China Morning Post rằng Trung Quốc nên từ bỏ mọi hi vọng rằng họ có thể chờ cho đến khi nhiệm kỳ của ông Trump kết thúc, để có thể đương đầu với một chính quyền có ít thái độ thù địch hơn.
Ông Bannon đã dự đoán rằng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ là một chủ đề tâm điểm trong cuộc chạy đua tranh cử Tổng thống năm 2020, và rằng bất kì ai chiến thắng trong cuộc đua này cũng sẽ rất cứng rắn với Bắc Kinh.
“Mối quan hệ với Trung Quốc sẽ là chủ đề chính trong cuộc bầu cử năm 2020”, ông Bannon nhận định. “Người thắng trong cuộc bầu cử, dù thuộc đảng nào đi nữa, cũng sẽ quyết liệt với Trung Quốc ngang ngửa ông Trump, thậm chí là hơn”.
Ông Russel đã nói thêm về những tranh luận trong vấn đề này, cảnh báo tương tự rằng tuy cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới có thể sẽ đóng một vai trò lớn trong các quyết định của ông Trump, song các quan chức Trung Quốc “có nguy cơ mắc sai lầm lớn nếu họ nghĩ rằng họ có thể tính toán về việc cuộc bầu cử sắp tới có thể có lợi cho họ như thế nào”.
“Đây không phải là một bài toán hai phương trình đơn giản”, ông Russel nói. “Không phải chỉ là ‘có’ hoặc ‘không’.
“Và Tổng thống Trump đã thể hiện rõ ràng rằng ông sẵn sàng để cho những người ủng hộ ông phải chịu thiệt hại nặng nề từ những mức thuế áp đặt lên hàng nông nghiệp xuất khẩu của Mỹ,… và ông ấy tin rằng đến cuối ngày, ông ấy có thể bù đắp cho việc đó bằng cách kết hợp tuyên truyền tư tưởng và tiền trợ cấp”.
Ông Russel, hiện là viện phó phụ trách vấn đề ngoại giao và an ninh quốc tế tại Học viện Chính sách Xã hội Châu Á, cho biết cuộc chiến gay gắt giữa hai cường quốc đã khiến cho các tiếng nói ôn hòa hơn ở cả hai nước khó có thể được lắng nghe.
“Cuộc chiến ăn miếng trả miếng kéo dài giữa chính quyền của ông Trump và bộ máy lãnh đạo của ông Tập Cận Bình” đã giới hạn khả năng linh hoạt của cả hai nước trong việc thỏa hiệp, đồng thời tạo ra một “bầu không khí căng thẳng, gây khó khăn cho tiếng nói của các nhà thương lượng truyền thống cao tay trong mối quan hệ Mỹ - Trung vững mạnh trong quá khứ, có thể được lắng nghe và có sức thuyết phục”, ông cho biết.
Ông Russel trong một lần trả lời chất vấn của báo chí năm 2015 tại Seoul, Hàn Quốc khi đang còn ở trong nhiệm kỳ |
Ông Russel, người đã làm việc dưới chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama, cho biết ông và nhiều quan chức Mỹ khác đã rất thất vọng với việc Trung Quốc không sẵn lòng bước tiếp với các cải cách kinh tế quan trọng.
“Tôi sẽ nói với các bạn rằng trong 8 năm dưới chính quyền Obama, tôi và các đồng nghiệp đã thử các phương pháp thương lượng và thuyết phục truyền thống để cố gắng tạo ra sự thay đổi”, ông Russel nói.
“Trong một vài trường hợp, chúng đã có tác dụng. Tôi thừa nhận rằng trong năm 2013 với Quốc hội thứ 18 của Trung Quốc… chúng tôi đã tưởng rằng Trung Quốc đang đi theo hướng đi của sự mở cửa và cải cách, và chúng tôi, cũng như nhiều người Mỹ khác, đã rất thất vọng khi sự thực là Trung Quốc đã lại quay trở lại với mô hình kinh tế do nhà nước dẫn đầu, chưa kể nhiều vấn đề chính trị khác”, ông cho biết.
Ông Trump, người đã có một thái độ cứng rắn hơn rất nhiều đối với các chính sách thương mại được cho là không đúng đắn của Bắc Kinh, đã thường xuyên chỉ trích ông Obama rằng cựu Tổng thống đã quá mềm mỏng với Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Russel cho biết tuy mức độ giận dữ và bực bội ở Washington đối với Trung Quốc hiện tại là “quá mức” và “nguy hiểm và độc hại”, song việc này không phải là không có lý do.
Chính trị gia từ cả hai đảng phái đã đồng ý rằng Washington cần phải kiên quyết hơn trong việc yêu cầu Trung Quốc dừng việc đánh cắp tài sản trí tuệ, trợ cấp cho các tập đoàn nhà nước, và giới hạn quyền xâm nhập thị trường của các công ty Mỹ.
Trong nhiệm kỳ của mình từ 2013 đến 2017, ông Russel đã đóng một vai trò tiên phong trong việc hình thành chiến lược “chuyển hướng” hay “tái cân bằng hướng đến châu Á” của ông Obama.
Theo ông Russel, ý định đằng sau chiến lược này là nhằm xây dựng một “mối quan hệ cân bằng, mang tính xây dựng hơn với Trung Quốc”, và “hòa giải giữa những phần cạnh tranh trong mối quan hệ, với những lợi ích từ việc hợp tác một cách thực tế về các thách thức toàn cầu” như an ninh mạng và bảo vệ môi trường.
Khi mà hai cường quốc thế giới tiếp tục cạnh tranh giành ảnh hưởng khu vực và toàn cầu, ông Russel cho rằng chính quyền của ông Trump nên điều chỉnh lại chính sách về Trung Quốc của mình.
Chính sách về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của chính phủ Mỹ được cho là đối đầu trực tiếp với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, và theo ông Russel, điều này đi ngược với chủ trương “nước Mỹ hàng đầu” của ông Trump.
Theo ông Russel, chính quyền của ông Trump đang gặp những thách thức lớn trong việc thuyết phục các quốc gia khác về phe mình khi cố gắng cô lập Trung Quốc, nhưng đồng thời lại làm dấy lên những nghi ngờ về cam kết của Mỹ đối với các đồng minh và đối tác châu Á khác – qua những hành động gần đây.
“Nếu chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mà chúng ta đã và đang chứng kiến là xoay quanh việc chiếu tướng Trung Quốc bằng cách ép các nước thứ ba rút lui và giảm bớt các cam kết và hợp tác với Trung Quốc, tham gia một chiến dịch tẩy chay – nhưng đồng thời, Mỹ lại đang làm dấy lên những hoài nghi trong đầu những người bạn và đối tác châu Á về những cam kết và giá trị của chúng ta, và thậm chí là cả tính hiệu quả của những thỏa thuận quốc phòng đã được thực hiện nhiều lần – thì sớm thôi chúng ta sẽ trở nên cô độc”, ông Russel nhận định.
“Nước Mỹ hàng đầu không phải là một cái cờ để các quốc gia khác diễu hành xung quanh. Nên trên giấy tờ, đúng, có một chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Nhưng trong thực tiễn, rất khó để thuyết phục khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương chống lại Trung Quốc và ủng hộ một chính sách Nước Mỹ hàng đầu”, ông Russel cho biết.
Anh Thư