Người đẹp Brazil vượt qua Thái Lan để trở thành tân Hoa hậu Hòa bình Quốc tế. Ảnh: Miss Grand International. |
"Tôi đã kiểm tra tài khoản Instagram của Miss Grand International (MGI),ấygìtừviệctriệutàikhoảnhủytheodõty số bóng đá tất cả lượt bỏ theo dõi đều từ Việt Nam. Cảm ơn đã hủy theo dõi. Chúng tôi luôn tôn trọng và công bằng với mọi người và mọi quốc gia".
Đó là phát biểu của ông Nawat Itsaragrisil - Chủ tịch Miss Grand International - sau chưa đầy 24 tiếng khép lại đêm chung kết đầy tranh cãi.
Hệ quả khi chạy theo giá trị ảo
Trong một chia sẻ ở thời điểm cuộc thi đang diễn ra, ông Nawat bày tỏ tham vọng đẩy lượng người theo dõi tài khoản MGI lên ngưỡng mới càng nhanh càng tốt. Nawat khẳng định chiến lược này sẽ góp phần nâng tầm ảnh hưởng và giá trị cho sân chơi sắc đẹp.
Thế là, ban tổ chức mở các cuộc bình chọn đối với nhiều vòng phụ. Trong đó, lượt vote dành cho hạng mục Country’s Power of The Year chỉ có hiệu lực khi khán giả nhấn nút follow trang MGI và thả like (thích) bức ảnh thí sinh mà họ mong muốn chiến thắng.
Nếu thắng giải thưởng này, thí sinh sẽ giành suất vào top 20. Đối với các quốc gia chuộng hoa hậu như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines... không khó hiểu khi đông đảo người hâm mộ đã ngày đêm tràn vào tài khoản MGI và thực hiện các bước bình chọn.
Tuy nhiên, việc ban tổ chức bất ngờ gia hạn thời gian bình chọn nhận nhiều phản ứng trái chiều từ công chúng, đồng thời cho thấy MGI đã có những chiêu trò, thiếu công bằng.
"Ngay từ đầu, ban tổ chức đã đặt ra yêu cầu và thời gian chốt bình chọn, ban tổ chức cứ vậy mà công bố điểm số. Nếu tài khoản nào sai luật thì không tính. Tại sao phải gia hạn thời gian; "Miss Grand International 2022 chiêu trò khi thay đổi luật chơi để tăng follow cho trang mạng xã hội"... là loạt phản ứng từ các tài khoản mạng.
Đến 22h ngày 18/10, cuộc bình chọn khép lại. Dựa theo con số thống kê, Đoàn Thiên Ân - đại diện Việt Nam - dẫn đầu với hơn 4 triệu lượt. Người đẹp Engfa Waraha - đại diện Thái Lan - kém Đoàn Thiên Ân khoảng 1.000 lượt.
Đại diện Việt Nam và Thái Lan là hai thí sinh cuối cùng cạnh tranh giải thưởng Country’s Power of The Year. Ảnh: Miss Grand International/@nawat.tv. |
Dẫn đầu bình chọn mang lại cho Thiên Ân cơ hội vào top, và nếu nhìn rộng hơn, MGI đã đạt được mục đích chính: tăng lượng follow cho cuộc thi.
Không thể phủ nhận chiêu bài kéo tương tác của ông Nawat đã phát huy tác dụng cực kỳ hiệu quả. Tài khoản MGI thu hút lượt theo dõi mới với tốc độ chóng mặt, có thời điểm vượt hơn 1,5 triệu follow so với trang của Miss Universe.
Tuy nhiên, theo ghi nhận vào đêm 25/10, kể từ giây phút Đoàn Thiên Ân vắng mặt trong top 10 chung cuộc, trang Instagram của MGI có dấu hiệu tuột dốc nhanh. Chỉ sau một đêm, tài khoản "bốc hơi" 2 triệu lượt follow, từ 6,5 triệu xuống còn 4,5 triệu.
Diễn biến trên đã chứng minh được quan điểm cho rằng ông Nawat mải theo đuổi tham vọng đưa Miss Grand International trở thành cuộc thi hoa hậu có lượng theo dõi nhiều nhất bằng cách chạy theo những con số. Tuy nhiên, đây thực chất chỉ là giá trị ảo, không mang tính bền vững và lâu dài. Hay nói cách khác, việc tài khoản MGI liên tục bị giảm follow chính là hệ quả của quyết định chạy đua theo giá trị ảo.
Có một câu nói rất đúng với trường hợp này, đó là "easy come, easy go" - thứ gì dễ có thì cũng dễ mất.
Qua đây, người hâm mộ cũng đã có câu trả lời cho thắc mắc: "Liệu sức ảnh hưởng - uy tín của một đấu trường sắc đẹp có phải chỉ được đánh giá dựa trên những con số nhất thời?".
Phản ứng thái quá của khán giả Việt
Đoàn Thiên Ân thắng bình chọn ở Miss Grand International không còn là thành tích quá mới mẻ. Các năm trước, Phương Nga và Kiều Loan cũng góp mặt trong top nhờ lượt vote cao nhất cuộc thi này.
Ví dụ khác ở Miss World 2015, người hâm mộ đã vỡ òa cảm xúc khi Trần Ngọc Lan Khuê được gọi tên vào top 11 nhờ dẫn đầu bình chọn. Trường hợp của Kim Duyên và Khánh Vân ở Miss Universe cũng tương tự. Riêng Khánh Vân, cô trở thành người đẹp được bình chọn nhiều nhất lịch sử đấu trường Hoa hậu Hoàn vũ. Nó cho thấy khán giả Việt đã đoàn kết và đồng lòng như thế nào trong cuộc đua chạy vote cho thí sinh nước nhà. Tuy nhiên, phải hiểu rằng sự ủng hộ nhiệt tình ấy không tương đồng với đánh giá, cách nhìn nhận của ban giám khảo.
Điều này dẫn đến kết quả chung cuộc khác biệt với kỳ vọng của khán giả, và từ đây, phản ứng thái quá của fan Việt bắt đầu xuất hiện, mới nhất là trong trường hợp của Thiên Ân.
Thiên Ân trong đêm chung kết Miss Grand International 2022. Ảnh: Sen Vàng. |
Dạo quanh các diễn đàn hoa hậu, có nhiều bình luận không chấp nhận kết quả Thiên Ân trượt top 10 và tuyên bố hủy theo dõi tài khoản Instagram của Miss Grand International, cũng như quay lưng lại với cuộc thi.
Một bình luận bày tỏ: "Chỉ có vỏn vẹn 3 ngày chuẩn bị nhưng Thiên Ân đã nỗ lực không ngừng. Với sự cố gắng đó, cô ấy hoàn toàn xứng đáng và đủ sức vào top 10, thậm chí có thể cao hơn nữa. Kết quả này không công bằng".
Dùng từ ngữ mang tính chế giễu, thành viên khác nhắm thẳng vào tổ chức Miss Grand International. Người này viết: "Có hai điều chúng ta không nên bỏ lỡ. Một là không được bỏ lỡ chuyến xe cuối cùng về nhà. Hai là đừng quên nhấn hủy theo dõi MGI".
Làn sóng tẩy chay đã lan rộng vào showbiz Việt khi các nghệ sĩ như Nam Cường, Lê Thúy... cũng tuyên bố hủy theo dõi tài khoản cuộc thi nằm trong Big 6.
Phần đông người Việt chỉ trích nhưng không thực sự nhìn nhận ở góc độ khách quan. Thiên Ân chứng minh được sự tiến bộ ở chặng đua nước rút, song vẫn chưa đủ mạnh để tiến vào top 10.
Trong chia sẻ mới nhất, ông Nawat đã nói thẳng Hoa Hậu Thiên Ân trượt top 10 là công bằng. Ngoài ra, ông còn so sánh, khen đại diện Ấn Độ, Malaysia, Lào đẹp hơn Việt Nam nhưng không vào top. Vậy nên một suất trong top 20 là vừa vặn với Thiên Ân.
"Với ban giám khảo, không có vị trí nào cho cô ấy. Tôi đã cố gắng đưa cô ấy vào top 20. Cô ấy rất chậm chạp trong suốt quá trình thi. Nếu muốn chiến thắng, hãy rèn luyện thêm và hẹn gặp vào năm sau", ông Nawat cho biết.
Ngồi bên cạnh, Teresa Chaivisut - Phó chủ tịch Miss Grand International - khẳng định cuộc thi rất công bằng, nếu không Thùy Tiên đã không đăng quang vào năm ngoái. Bà Teresa bày tỏ: "Tôi luôn ủng hộ Việt Nam. Việt Nam trong tim tôi".
Những tranh cãi kiểu này vẫn sẽ tiếp diễn ở các cuộc thi sau, không chỉ riêng Miss Grand International, nếu người hâm mộ kỳ vọng quá cao vào thí sinh nước mình và từ chối thỏa hiệp với kết quả.
(Theo Zing)