Đó là một trong những Nghị quyết ban hành Quy định chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Định giai đoạn 2022 - 2025.
Những lĩnh vực mà tỉnh Bình Định thu hút trước mắt tập trung: nông nghiệp công nghệ cao,áosưtiếnsĩvềBìnhĐịnhlàmviệcđượchỗtrợđếntriệuđồtin tức bóng đá ngoại hạng anh công nghệ thông tin và truyền thông, kỹ thuật công nghệ, công nghiệp công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo, du lịch, phát triển đô thị, kiến trúc, quy hoạch, quản lý đô thị, các ngành kỹ thuật.
Đối tượng áp dụng chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao gồm:
Giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học, chuyên gia trong nước và nước ngoài (có ít nhất 3 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh trở lên được cơ quan có thẩm quyền công nhận) thuộc các ngành, lĩnh vực phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
Sinh viên tốt nghiệp đại học đạt loại xuất sắc tại các cơ sở giáo dục đại học ở trong nước hoặc đạt loại giỏi trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài được công nhận tương đương về văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật; thạc sĩ đạt tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 140/2017/NĐ-CP thuộc các ngành, lĩnh vực phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
Giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh đạt giải nhất các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, giải chính thức các kỳ thi học sinh giỏi khu vực, quốc tế; Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trực tiếp đào tạo các sinh viên đạt giải nhất kỳ thi quốc gia, giải chính thức tại các kỳ thi khu vực, quốc tế; huấn luyện viên trực tiếp đào tạo vận động viên đạt huy chương vàng tại Đại hội thể dục thể thao toàn quốc, đạt huy chương tại các giải thi đấu thể dục thể thao khu vực, quốc tế.
Cụ thể, mức hỗ trợ bằng tiền một lần với giáo sư là 400 triệu đồng/người; phó giáo sư 350 triệu đồng/người; tiến sĩ 300 triệu đồng/người; nhà khoa học, chuyên gia trong nước và nước ngoài 250 triệu đồng/người; sinh viên, thạc sĩ 150 triệu đồng/người; giáo viên, huấn luyện viên 150 triệu đồng/người.
Ngoài ra, Nghị quyết cũng có chính sách hỗ trợ thuê, mua nhà ở hoặc đất ở đối với những người được thu hút này.
Cụ thể, giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học, chuyên gia trong nước và nước ngoài được tỉnh hỗ trợ 400 triệu đồng đồng/người.
Còn sinh viên, thạc sĩ, giáo viên, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, huấn luyện viên được thu hút sẽ được tỉnh hỗ trợ 200 triệu đồng/người khi thuê, mua nhà ở hoặc đất ở.
Trường hợp người được thu hút về tỉnh chưa có chỗ ở, được tỉnh hỗ trợ tiền thuê nhà ở với mức không quá 3 triệu đồng/tháng/người. Tổng kinh phí hỗ trợ thuê nhà không vượt quá mức hỗ trợ mua nhà ở trên địa bàn tỉnh và sẽ được khấu trừ khi người được thu hút nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc mua nhà ở.
Người được thu hút nếu có nhu cầu mua, thuê nhà ở xã hội phải đảm bảo đối tượng và điều kiện theo quy định pháp luật nhà ở.
Các cá nhân muốn nhận được các hỗ trợ này cần có đơn cam kết làm việc tại các cơ quan, đơn vị của tỉnh ít nhất 10 năm.
Các đối tượng được thu hút không quá 50 tuổi tại thời điểm được thu hút.
Những người được xét hưởng chính sách phải chịu trách nhiệm bồi thường gấp 3 lần kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ một lần và hoàn trả toàn bộ các chế độ hỗ trợ về đất ở, nhà ở, thuê nhà ở nếu vi phạm một trong các trường hợp sau: Không chấp hành sự phân công công tác của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền; Liên tục 2 năm liền bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ; Đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời gian cam kết làm việc tại tỉnh; Tự ý bỏ việc trong thời gian cam kết; Bị kỷ luật buộc thôi việc.
Kinh phí thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao theo Quy định này được bảo đảm chi từ nguồn ngân sách của tỉnh Bình Định và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.