Trong 5 giải pháp dài hơi được Bình Dương chủ động xây dựng để phục hồi kinh tế trong những tháng còn lại của năm 2021 có một giải pháp quan trọng,ạođộtphátừcảicáchthủtụchànhchíbóng đá anh hôm nay tạo đột phá, được UBND tỉnh đề ra, đó là cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cắt giảm các TTHC không thật sự cần thiết, tạo mọi điều kiện thuận lợi, thông thoáng tối đa trong khuôn khổ pháp luật cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp (DN) để kịp thời hỗ trợ khắc phục thiệt hại do dịch bệnh Covid-19.
Cán bộ phường Mỹ Phước, TX.Bến Cát tích cực hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục hành chính cần thiết trong thời gian giãn cách xã hội
Chỉ đạo quyết liệt
Với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, sự vào cuộc quyết liệt của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, xã, sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCC-VC), thời gian qua công tác cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh đã đạt nhiều thành tích tốt, kể cả trong thời gian giãn cách xã hội. UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt công tác giải quyết hồ sơ công, trực tuyến, gửi qua đường bưu điện… Tuy nhiên, để góp phần tạo điều kiện cho DN, cá nhân thì điểm nhấn quan trọng là lấy công tác cải cách TTHC tạo động lực phát triển, UBND tỉnh đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm, trong đó nhấn mạnh việc tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của chính quyền các cấp trên tất cả các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực đầu tư - xây dựng, phát triển DN, môi trường, đất đai, tư pháp, an sinh xã hội…
“Mỗi CBCC-VC Nhà nước phải phát huy sáng kiến CCHC để cải tiến công việc của đơn vị, cơ quan mình sao cho hiệu quả hơn nữa, theo tinh thần phục vụ xã hội, vì lợi ích chung. CBCC-VC, những “công bộc của nhân dân” phải có trách nhiệm quản lý công việc của Nhà nước, giữ gìn bảo vệ quyền lợi công và phục vụ nhu cầu của nhân dân trên cơ sở những quy định của pháp luật”. (Ông Lý Văn Đẹp, Phó Giám đốc Sở Nội vụ) |
Ông Lý Văn Đẹp, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, cho rằng cải cách TTHC là một khâu quan trọng và được đặt ra ngay từ giai đoạn đầu của tiến trình cải cách. TTHC không chỉ liên quan đến công việc nội bộ của một cơ quan, một cấp chính quyền mà còn liên quan đến các tổ chức và công dân trong mối quan hệ với Nhà nước. Cùng với yêu cầu phát triển và hội nhập, cải cách TTHC từng bước được định hình về nội dung, phương hướng triển khai với những bước đi, cách làm nhằm bảo đảm bộ máy hành chính phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, Sở Nội vụ tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tổ chức rà soát, đánh giá, công bố, công khai TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh theo kế hoạch đã phê duyệt; chú trọng giải quyết hồ sơ trực tuyến, gửi qua đường bưu điện trong giai đoạn giãn cách xã hội.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp
Theo kế hoạch chung của UBND tỉnh, để công tác CCHC, cải cách TTHC tiếp tục tạo đột phá, việc tiếp tục kiện toàn, sắp xếp các phòng, ban, đơn vị trực thuộc của các sở, ban, ngành theo Quyết định số 711-QĐ/TU của Tỉnh ủy; sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập theo Kế hoạch 4651/KH-UBND của UBND tỉnh là cần thiết. Tỉnh tiếp tục triển khai thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị, địa phương theo kế hoạch đã được phê duyệt; tổ chức kỳ thi nâng ngạch công chức và thăng hạng viên chức hành chính để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC-VC. Bên cạnh đó, cần hiện đại hóa hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ trong xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số ở Bình Dương, như: Triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và xử lý đồng bộ trong khâu tiếp nhận, giải quyết TTHC qua đường bưu điện trong giai đoạn hiện nay.
Một yếu tố quan trọng khác theo ông Lý Văn Đẹp, đó là từng cơ quan, đơn vị Nhà nước, mỗi CBCC-VC Nhà nước phải phát huy sáng kiến CCHC để cải tiến công việc của đơn vị, cơ quan mình sao cho hiệu quả hơn nữa, theo tinh thần phục vụ xã hội, vì lợi ích chung. CBCC-VC, những “công bộc của nhân dân” phải có trách nhiệm quản lý công việc của Nhà nước, giữ gìn bảo vệ quyền lợi công và phục vụ nhu cầu của nhân dân trên cơ sở những quy định của pháp luật. Vì vậy, vấn đề cốt lõi của cải cách là phải nâng cao trách nhiệm công vụ của đội ngũ CBCC-VC trong thời gan tới, xây dựng đội ngũ CBCC-VC có tính chuyên nghiệp cao, có đủ trình độ, có kỹ năng để triển khai những quyết định hành chính và ý thức chuyên nghiệp trong thực thi công vụ.
Báo cáo của Văn phòng UBND tỉnh cho biết Bình Dương đã có sự giảm mạnh và đều qua các năm về tỷ lệ người dân, tổ chức bị CBCC-VC gây phiền hà, sách nhiễu, chỉ còn 0,21% vào năm 2020 (so với năm 2017 là 3,3%) và người dân, tổ chức không còn bị công chức gợi ý nộp tiền ngoài phí, lệ phí (so với năm 2017 là 0,8%)… Đây là tín hiệu tốt để Bình Dương tiếp tục xây dựng đội ngũ CBCC-VC chuyên nghiệp, phục vụ lợi ích của người dân, DN, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng tối đa trong khuôn khổ pháp luật để kịp thời hỗ trợ khắc phục thiệt hại kinh tế do dịch bệnh gây ra trong thời gian qua. |
HỒ VĂN