Phát biểu tại sự kiện,Đốithoạinângcaovaitròcủaphụnữtrongchínhsáchđốingoạtỷ lệ kèo ma cao Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh, trong bối cảnh bình đẳng giới, vai trò của phụ nữ đã trở thành mối quan tâm của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, điều đó thể hiện rõ thông qua việc thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu |
Có thể thấy, tỷ lệ đại biểu nữ chiếm trên 30% trong bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 vào tháng 6 vừa qua. Tại Bộ Ngoại giao Việt Nam, 14/37 cán bộ nữ được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, chiếm tỷ lệ 38,8% và có 11 nữ Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Nhấn mạnh việc trao quyền cho phụ nữ trong việc thực thi các chính sách đối ngoại trên các diễn đàn song phương và đa phương là vô cùng quan trọng, ông Hiệu cho biết, Bộ Ngoại giao cũng đã chủ động có những bước tiến để đảm bảo cam kết của quốc gia đối với thỏa thuận quốc tế về bình đẳng giới.
Tham dự sự kiện có sự hiện diện của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phạm Quang Hiệu và các đại biểu, dưới sự điều phối Bà Elisa Fernandez, Trưởng Đại diện, UN Women tại Việt Nam và Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Quyền Chủ tịch, Học viện Ngoại giao Việt Nam. Các diễn giả gồm Bà Ann Måwe, Đại sứ Thụy Điển; Bà Deborah Paul, Đại sứ Canada; Ông Nicolas Warnery, Đại sứ France; Bà Sara Valdés, Đại sứ México; Bà Pilar Méndez Jiménez, Đại sứ Tây Ban Nha
Cũng tại hội thảo, các diễn giả là đại sứ các nước cùng với đại diện UN Women và Học viện Ngoại giao Việt Nam đã cùng bàn thảo về ý nghĩa của Chính sách đối ngoại nữ quyền đối với chính trị quốc tế; đồng thời đề cập đến việc thực hiện những mục tiêu nêu trong cam kết quốc tế như Chương trình nghị sự 2030 và các mục tiêu phát triển bền vững.
Đại sứ các nước Thụy Điển, Pháp, Mexico, Tây Ban Nha và Canada đều đồng tình cần phải đảm bảo sự tham gia có ý nghĩa của phụ nữ, cung cấp các điều kiện để đảm bảo hiệu quả cho việc trao quyền cho phụ nữ nhằm hỗ trợ họ tốt hơn trong quá trình phát triển và thúc đẩy tiếp cận việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, văn hóa và thể thao.
Đặc biệt, hiện tại trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng. Các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc thường xuyên cảnh báo, không châu lục nào có thể đạt được phát triển bền vững nếu phụ nữ vẫn bị đặt ở phía sau. Do đó, một chính sách ngoại giao nữ quyền cần hướng tới việc hỗ trợ và trao quyền cho một nửa dân số.
Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Quyền Chủ tịch, Học viện Ngoại giao Việt Nam |
Các đại sứ cũng chia sẻ thực tiễn quá trình theo đuổi chính sách ngoại giao nữ quyền, những thay đổi trong chính sách đối ngoại và bài học kinh nghiệm cho tới nay. Tuy mỗi quốc gia có khác biệt về nguồn gốc, văn hoá, truyền thống,... nhưng cùng cam kết thực hiện một ý tưởng và sáng kiến.
Trong buổi đối thoại, các bạn sinh viên cũng có cơ hội giao lưu, đặt câu hỏi với các diễn giả về việc thực thi chính sách đối ngoại nữ quyền, qua đó mang đến những thông tin giá trị dành cho các nhà ngoại giao trẻ tương lai của Việt Nam.
Chính sách Ngoại giao Nữ quyền (FFP) là một khái niệm tương đối mới, được xây dựng trên một lịch sử lâu dài về hoạt động và vận động nữ quyền. Theo nghĩa chung nhất, FFP là làm cho bình đẳng giới trở thành yếu tố xuyên suốt của bất kỳ phân tích và hành động nào liên quan đến chính sách đối ngoại của một quốc gia. Ngoài ra, chính sách này còn tập trung vào các vấn đề cụ thể được nhấn mạnh như thúc đẩy quyền của phụ nữ, thường xuyên xem xét cách thức các lựa chọn địa chính trị của mỗi quốc gia tác động lên phụ nữ và trẻ em gái như thế nào, tạo điều kiện cho phụ nữ tiếp cận các vị trí có trách nhiệm và nếu có thể là các vị trí đưa ra quyết định. FFP được giới thiệu đầu tiên tại Thụy Điển vào năm 2014, tiếp đến là Canada vào năm 2017, Pháp, Mexico và Luxembourg vào năm 2019, và gần đây nhất là Tây Ban Nha vào năm 2021, các quốc gia này đã giới thiệu với thế giới một lăng kính nữ quyền trong các chính sách đối ngoại của họ. |
Ngọc Linh
Nhờ đam mê ngoại ngữ, 3 nữ sinh ở Hà Nội xuất sắc đạt 8.5 IELTS ngay từ THPT và trúng tuyển vào những chuyên ngành hot như Quan hệ quốc tế, Truyền thông quốc tế của Học viện Ngoại giao.