Tranh mô tả dịch bệnhAntonine (hay dịch Galen) tại Rome thế kỷ 2 sau Công nguyên. |
La Mã đã bị tê liệt bởi đại dịch hạch Antonine đến nỗi nhiều học giả tin rằng nó đã đẩy nhanh sự sụp đổ của đế chế.
Đại dịch đầu tiên trong lịch sử đã xảy ra dưới triều đại cuối cùng của Ngũ Hiền Đế - Hoàng đế Marcus Aurelius Antoninus,ĐạidịchtừnggiếtchếtngườiởRomemỗingàmu vd vào năm 165 hoặc 166 sau Công nguyên. Nạn nhân thường bị các triệu chứng nôn mửa, khát nước, ho và sưng họng. Những người khác bị mẩn đỏ và đen trên da, hơi thở hôi và tiêu chảy đen rồi tử vong sau 2 tuần. Được biết đến với tên gọi dịch Antonine hay dịch hạch Galen, sau khi xoá sổ 1/3 dân số đế chế La Mã, đại dịch cuối cùng đã lắng xuống, dường như bí ẩn như khi nó xảy ra.
Rome cổ đại thành "địa ngục"
Đại dịch Antonine đã biến Rome cổ đại thành một địa ngục. Đế chế hùng mạnh nhất thời bấy giờ hoàn toàn bất lực trước kẻ giết người vô hình này.
Chân dung Galen, bác sĩ người Hy Lạp đã mô tả lại bệnh dịch hạch Antonine. |
Các nguồn tin thống nhất rằng dịch Antonine xuất hiện lần đầu tiên vào mùa Đông năm 165 đến 166 (sau CN) vào thời kỳ đỉnh cao của Đế chế La Mã.
Trong một cuộc bao vây thành phố Seleucia ở Iraq ngày nay, quân đội La Mã bắt đầu chú ý đến một căn bệnh lây lan trong cư dân địa phương, rồi chính những người lính của họ. Sau đó, đội quân đã mang theo mầm bệnh đến Gaul và các quân đoàn đóng dọc theo sông Rhine, làm lây lan dịch bệnh trên khắp đế chế.
Mặc dù các nhà dịch tễ học hiện đại vẫn không xác định được nơi bắt nguồn bệnh dịch, người ta tin rằng căn bệnh này có khả năng bùng phát đầu tiên ở Trung Quốc và sau đó theo quân đội La Mã đi khắp châu Âu.
Một truyền thuyết cổ đại đã mô tả bệnh dịch hạch Antonine lần đầu tiên lây nhiễm cho người La Mã như thế nào. Truyền thuyết kể rằng Lucius Verus - một vị tướng La Mã, sau đó trở thành đồng hoàng đế La Mã với Marcus Aurelius Antoninus - đã cho khai quật một ngôi mộ trong cuộc bao vây Seleucia và vô tình giải phóng căn bệnh. Người ta cho rằng người La Mã đã bị thần linh trừng phạt vì vi phạm lời thề không cướp phá thành Seleucia.
Trên thực tế, bác sĩ thời cổ đại Galen đã rời Rome trong hai năm và khi ông trở về vào năm 168, thành phố đã bị hủy diệt. Chuyên luận của ông có tên Methodus Medendi mô tả đại dịch là rất lớn, kéo dài và cực kỳ khủng khiếp.
Galen quan sát thấy các nạn nhân bị sốt, tiêu chảy, đau họng và xuất hiện các mảng mụn mủ trên da. Bệnh dịch hạch có tỷ lệ tử vong là 25% và những người sống sót phát triển khả năng miễn dịch với bệnh. Những người khác chết trong vòng 2 tuần kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.
Bác sĩ Galen (giữa hàng đầu) và một nhóm các bác sĩ trong một hình ảnh từ bản thảo y học Hy Lạp-Byzantine thế kỷ VI. Ảnh: Wikimedia Commons |
Trong thời kỳ dịch hạch Antonine còn xuất hiện những mô tả về những bệnh nhân giống như bị đậu mùa hoặc sởi. "Ở những chỗ không bị loét, xuất hiện những vết ban thô ráp và ghẻ, rồi bong tróc như trấu". Các nhà dịch tễ học hiện đại đồng ý rằng dựa trên mô tả này thì đó có thể là bệnh đậu mùa.
Đến cuối trận dịch vào năm 180, gần 1/3 dân số đế chế, với tổng cộng 5 triệu người, đã bị xoá sổ.
Cái chết của hai vị Hoàng đế
Trong số hàng triệu người mắc bệnh dịch hạch, một trong những người nổi tiếng nhất là Hoàng đế Lucius Verus, người đồng trị vì La Mã bên cạnh Hoàng đế Antoninus vào năm 169. Một số nhà dịch tễ học hiện đại cũng suy đoán rằng chính Hoàng đế Marcus Aurelius Antoninus đã chết vì căn bệnh này vào năm 180.
Bức tượng bán thân Hoàng đế Marcus Aurelius Antoninus. Cả Marcus Aurelius Antoninus và đồng hoàng đế Lucius Verus có thể đã chết vì bệnh dịch hạch Galen. Ảnh: Wikimedia Commons |
Bệnh dịch hạch Galen cũng tàn phá nặng nề quân đội Rome, khi đó gồm khoảng 150.000 người. Những người lính lê dương này đã lây bệnh từ đồng đội trở về từ phương Đông và cái chết hàng loạt của họ gây ra sự thiếu hụt quân số lớn. Kết quả là Hoàng đế La Mã đành tuyển mộ bất cứ ai đủ sức khỏe để chiến đấu, nhưng ông không còn nhiều lựa chọn vì quá nhiều người đã chết vì dịch bệnh. Những người nô lệ, đấu sĩ và tội phạm được chiêu nạp. Đội quân không tinh nhuệ này sau đó trở thành nạn nhân của các bộ lạc người Đức, những người đã lần đầu tiên vượt sông Rhine trong hơn hai thế kỷ.
Hệ quả lâu dài của đại dịch Antonine
Thật không may, đại dịch hạch Antonine chỉ là thảm hoạ đầu tiên trong ba đại dịch phá hủy Đế chế La Mã. Hai đại dịch khác đến sau đã tàn phá nền kinh tế và quân đội.
Đồng xu La Mã tưởng niệm Hoàng đế Marcus Aurelius Antoninus. Ảnh: Wikimedia Commons |
Đại dịch Antonine gây ra sự thiếu hụt trong lực lượng lao động và khiến nền kinh tế trì trệ. Hoạt động thương mại sụp đổ đồng nghĩa không còn tiền thuế nộp cho nhà nước. Trong khi đó, Hoàng đế La Mã đổ lỗi cho các tín đồ Kitô giáo, cho rằng họ đã không ca ngợi các vị thần, khiến các thần nổi giận giải phóng dịch bệnh.
Tuy nhiên, Kitô giáo lại thực sự thu hút quần chúng trong cuộc khủng hoảng này. Kitô hữu là một trong số ít những người sẵn sàng tiếp nhận các bệnh nhân đau khổ hoặc bị bỏ rơi. Do đó, sau đại dịch, Kitô giáo đã nổi lên như là đức tin duy nhất và chính thức của La Mã.
Tính chất kết nối mở rộng của đế chế và các tuyến thương mại hiệu quả đã tạo điều kiện cho sự lây lan của dịch hạch. Các thành phố quá đông đúc nhanh chóng trở thành tâm dịch. Cuối cùng, dịch hạch Antonine chỉ là thảm hoạ mở đầu của hai đại dịch tiếp theo dẫn đến sự sụp đổ của đế chế lớn nhất trong lịch sử.
Theo baotintuc.vn