Theởiđộngdựánxâydựngbộgenengườinhântạthứ hạng của eibaro bài báo trên trang tin Yahoo, đề nghị mang đầy tính tham vọng có thể giúp phát triển các cơ quan trong cơ thể người phục vụ cho việc cấy ghép hay đẩy nhanh tiến trình phát triển các loại vắc-xin, theo báo cáo từ những người ủng hộ dự án được công bố vào hôm thứ năm vừa qua, trên tạp chí Science (Khoa học).
Dù vậy, dự án đã phải đối mặt với rất nhiều chỉ trích về khả năng tạo ra thế hệ người nhân tạo cùng một số bí mật xung quanh cuộc họp kín gần đây của các nhà khoa học về vấn đề này.
Được mệnh danh là "Dự án bản đồ gene người (HGP) - Bản ghi chép đầy đủ" được hoàn thiện và công bố đầy đủ vào năm 2003, kể từ khi tổng hợp các nhà khoa học muốn nâng cấp lên thành dạng "ghi chép" không dừng lại ở mức độ "đọc" mã di truyền – với hy vọng có thể giảm chi phí cho việc phân đoạn ADN trong phòng thí nghiệm.
Mục tiêu mới sẽ "mang nhiều tham vọng lớn lao và chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu các ứng dụng mang tính thực tiễn hơn so với dự án HGP trước đó," George Church, giáo sư di truyền học tại Trường Y khoa Harvard, đồng thời cũng là một trong 25 tác giả của bài báo chia sẻ.
Những người ủng hộ dự án cho biết họ đã huy động 100 triệu USD trên toàn thế giới từ khối cộng đồng, tư nhân, các nhà từ thiện và khoa học, với hy vọng dự án sẽ khởi động trong năm nay. Dù không đưa ra ước tính cụ thể cho toàn bộ chi phí, nhưng những người tham gia nói rằng chắc chắn sẽ không tới 3 tỷ USD như dự án HGP trước đó.
Bộ gen vốn là một bản hoạch định chi tiết di truyền của mọi loại sinh vật - là một tập hợp hoàn chỉnh các ADN chứa những thông tin chỉ dẫn cần thiết cho việc tồn tại và phát triển.
Việc xác định trình tự ADN đòi hỏi phải giải mã tuần tự 3 tỷ cặp mẫu base được gói gọn trong 30.000 gene của con người. Vì thế "gene nhân tạo là một phần mở rộng hợp lý của các công cụ kỹ thuật di truyền được sử dụng an toàn trong ngành công nghiệp sinh học gần 40 năm qua và đã tạo ra nhiều lợi ích quan trọng cho xã hội," các tác giả bài báo cho biết.
Những ứng dụng tiềm năng, theo tác giả bao gồm "phát triển các cơ quan cấy ghép cho con người cùng khả năng tạo hệ miễn dịch chống vi-rut thông qua việc lập trình lại toàn bộ bộ gene". Ngoài ra còn có một số lợi ích tiền năng khác như "tạo khả năng chống ung thư cho tế bào nhờ vào điều trị các tuyến tế bào mới và tăng khả năng sản xuất tế bào, tăng hiệu quả sử dụng vắc-xin và dược phẩm bằng cách sử dụng tế bào của con người và nhiều cơ quan tế bào khác," họ nói thêm.
Về vấn đề đạo đức, các nhà sáng lập dự án nói rằng họ đã hình dung ra các thảo luận, tranh cãi công khai cùng "nhiều cuộc trao đổi từ trước khi thực hiện dự án".
Dự án đã được công khai sau cuộc họp kín của 130 nhà khoa học hàng đầu diễn ra cách đây 3 tuần, tại Đại học Havard, Mỹ. Theo tờ New York Times, những người sáng lập không muốn công khai nhằm tránh việc bị hủy hoại trên các tập san khoa học.
Drew Endy, một kỹ sư sinh học tại Đại học Stanford, và Laurie Zoloth, giáo sư tôn giáo tại Đại học Northwestern đã chỉ trích ý tưởng trên đều cho rằng "lật lại vấn đề ai cũng biết mọi thứ đều có thể xảy ra, nhưng làm thế nào để chúng ta xác định được nó có thực sự vi phạm đạo đức hay là không?" Họ cho biết thêm, "khi thảo luận về việc tổng hợp một bộ gene người thì không cần phải diễn ra trong phòng kín".
Theo giáo sư sinh học tổng hợp John Ward thuộc Đại học College London, "dự án không gây nhiều tranh cãi như một số nhà quan sát nhận định. Đầu tiên, chúng tôi đã sẵn sàng thay thế các phân đoạn gen người được phát triển tại các đĩa nuôi cấy tế bào. Đây cũng là quy định và là vấn đề cốt lõi của những tiến bộ mới trong di truyền học. Làm cho bộ phận nhiễm sắc thể lớn dần lên và đặt chúng vào trong các tế bào vật chủ nằm ở những đĩa nuôi cấy sẽ cho phép hiểu biết sâu hơn về tất cả gen cũng như những ADN không mã hóa", ông nói thông qua Science Media Center (Trung tâm truyền thông khoa học). "Chẳng cần thiết phải sử dụng con người cho các nghiên cứu này, cũng như không có bất kỳ sự thúc đẩy nào trong việc sử dụng phôi người cho những nghiên cứu hiện tại của chúng tôi".