Theưuýchếđộănuốngchongườibịbệnhđáitháođườkq bd giao huuo Bộ Y tế, ở nước ta hiện có khoảng 5 triệu người mắc đái tháo đường. Ước tính cứ 20 người trưởng thành thì có 1 người bệnh. Tỉ lệ đái tháo đường tăng nhanh gần gấp đôi trong vòng 10 năm qua. Năm 2015, gần 53.500 trường hợp tử vong có liên quan đến căn bệnh không lây nhiễm này.
Ước tính có hàng chục nghìn người chưa được phát hiện mắc đái tháo đường, hơn 71% người bệnh chưa được điều trị. Đáng nói, tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa và biến chứng của bệnh ngày càng phức tạp, nặng nề.
Với bệnh đái tháo đường, chế độ ăn đúng rất quan trọng bởi nó quyết định hiệu quả điều trị và giúp người bệnh sống chung hoà bình với bệnh.
Theo các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng, nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường là hạn chế gluxit (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn và hạn chế chất béo, nhất là các axit béo bão hoà để tránh rối loạn chuyển hoá.
Lấy mẫu máu đo đường huyết cho người dân trong Ngày hội phòng chống bệnh đái tháo đường tổ chức tại Hà Nội. Người mắc đái tháo đường cần có chế độ ăn theo đúng khuyến cáo của bác sĩ.
Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng
Bệnh nhân tiểu đường có nhu cầu năng lượng giống như người bình thường. Nhu cầu tăng hay giảm và thay đổi khác nhau tuỳ thuộc tình trạng của mỗi người. Bệnh nhân đái tháo đường được khuyên nên bỏ thói quen ăn ngọt, nhiều đường,ăn xào, rán quá béo, nghiện rượu.
Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng:
- Protein (chất đạm): Lượng protein nên đạt 0,8g/kg/ngày với người lớn. Nếu khẩu phần có quá nhiều đạm sẽ không tốt nhất là đối với bệnh nhân có bệnh lý thận sớm. Trong chế độ dinh dưỡng của tiểu đường tỷ lệ năng lượng do protein nên đạt 15-20% so với năng lượng khẩu phần trong ngày.
- Lipit (chất béo): Nên ăn chất béo vừa phải và giảm chất béo động vật vì có nhiều axit béo bão hoà. Các chất béo đặc biệt là các chất axit béo bão hoà dễ gây xơ vữa động mạch nhưng mặt khác chất béo lại cung cấp năng lượng (bù lại phần năng lượng do gluxit cung cấp).
Người đái tháo đường nên ăn các axit béo chưa bão hoà có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu mè (vừng), dầu đậu nành, dầu hướng dương... Việc kiểm soát chất béo trong khẩu phần còn giúp cho ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
- Gluxit (chất bột đường): Trong bệnh đái tháo đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn nhưng lại không chuyển hoá được để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vì thế chế độ ăn phải hạn chế gluxit (chất bột đường).
Bệnh nhân nên sử dụng các loại gluxit phức hợp dưới dạng các hạt và khoai củ. Hết sức hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (bánh, kẹo, nước ngọt...). Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần. Nên chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
Để bệnh nhân đái tháo đường dễ dàng trong việc lựa chọn thực phẩm, người ta chia thức ăn thành từng loại có hàm lượng gluxit khác nhau:
- Loại có hàm lượng gluxit ≤ 5%: Người bệnh có thể sử dụng hàng ngày, gồm các loại thịt, cá, đậu phụ (số lượng vừa phải), hầu hết các loại rau xanh còn tươi và một số trái cây ít ngọt như: dưa bở, dưa hấu, nho ta, nhót chín... (sử dụng không hạn chế).
- Loại có chỉ số đường huyết dưới 20%: Nên ăn hạn chế (một tuần có thể ăn 2-3 lần với số lượng vừa phải) gồm một số hoa quả tương đối ngọt như quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan...)
- Loại có hàm lượng gluxit từ ≥ 20%: Cần kiêng hay hạn chế tối đa vì khi ăn vào làm tăng nhanh đường huyết gồm các loại bánh, mứt, kẹo, nước ngọt và các loại trái cây ngọt nhiều (mít khô, vải khô, nhãn khô...).
Với người bị tiểu đường nên chia làm nhiều bữa nhỏ để tránh tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Có thể chia làm 5-6 bữa nhỏ trong ngày. Bệnh nhân điều trị bằng Insulin tác dụng chậm có thể bị hạ đường huyết trong đêm, gia đình nên cho bệnh nhân ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ.
Bệnh nhân đái tháo đường nên sử dụng các loại gluxit phức hợp dưới dạng các hạt và khoai củ
4 nguyên tắc trong đảm bảo chế độ ăn hợp lý với người đái tháo đường
- Ăn đủ bữa: Khi bị đái tháo đường, bạn không được bỏ bữa, để cơ thể cảm thấy mệt, quá đói. Khi đói, bạn dễ ăn nhiều, cùng lúc nạp lượng lớn năng lượng vào cơ thể. Ăn đủ 3 – 4 bữa mỗi ngày, kèm những bữa ăn nhẹ sẽ giúp tránh nguy cơ trên, ổn định mức glucose máu.
- Hạn chế đường, muối, chất béo bão hoà: Lượng muối ăn tiêu chuẩn ở người trưởng thành là dưới 5g muối/ngày. Bạn có thể hấp thụ một lượng vừa phải chất béo không bão hòa (có trong các loại hạt, cá, quả bơ…) và lượng đường phù hợp với mức glucose máu của bản thân.
- Ăn uống kết hợp tập luyện: Cơ thể bạn sẽ hấp thụ dinh dưỡng tối ưu nhất khi kết hợp với hoạt động thể dục thể thao. Ăn uống đủ chất, năng lượng cho cơ thể vận động là chìa khóa giúp người đái tháo đường kiểm soát cân nặng và mức glucose máu.
- Uống đủ nước: Nước là yếu tố cần thiết cho mọi hoạt động sống trong cơ thể. Đặc biệt, nước lọc cũng không hề ảnh hưởng đến mức glucose máu trong cơ thể bạn. Ngược lại, bạn cần hạn chế các thức uống có đường và bia rượu (không quá 1 ly mỗi ngày).
M. Thanh
- Bệnh nhân nhập viện với nhiều vết rách phức tạp ở trực tràng, máu chảy nhiều từ hậu môn.
(责任编辑:Cúp C2)
Tỷ phú vượt mặt ông chủ Amazon trong cuộc đua vào vũ trụ
Anh Tú gặp sao phim Marvel khi dự Tuần lễ thời trang Milan
Hãng pin điện lớn nhất thế giới trở thành 'điểm mù' trong cạnh tranh Mỹ
Website Vietcombank bị hacker tấn công?
Công an Cà Mau tìm nạn nhân của Nguyễn Thị Bích Thuỷ
Diễn viên Quỳnh Châu Biệt dược đen: Tôi và bạn trai không có bí mật
“Nếu vẫn duy trì mô hình đào tạo học một lần dùng cả đời thì đã lỗi thời, lạc hậu”
Rapper Gizmo kết hợp với Yanbi kể tình yêu giản đơn bằng âm nhạc
Chàng trai An Giang làm món xào độc đáo, tiết lộ bí mật hút triệu người xem
Doanh nghiệp Việt trong 'vòng xoáy' đổi mới sáng tạo mở hay là 'chết'
NSND Bạch Tuyết, Thanh Thúy và hàng trăm nghệ sĩ góp mặt 'Xuân quê hương'
Chi Pu lần đầu chia sẻ về mối tình đầu