6. RDI Halcyon Ra mắt cách đây hơn 2 thập kỷ nhưng chiếc máy chơi game này có giá lên tới 2.500 USD. Quả là một giá quá xa xỉ cho một cỗ máy chơi game thông thường. nếu tính theo giá trị đồng tiền của năm 1985 khi RDI Halcyon ra mắt so với năm 2009 thì giá máy sẽ khoảng 4.954 USD. Chưa nói đến tính năng máy,ững máy videogame tệnhấtmọithờiđạkết quả giải với giá bán như vậy chắc chắn RDI Halcyon khó có thể trở thành một cỗ máy chơi game phổ cập trên thị trường cho người dùng. Đổi lại cho cái giá “cắt cổ” này là người dùng có thể chơi video game trên các đĩa laser và tính năng nhận diện giọng nói. Khi sử dụng người dùng sẽ “đào tạo” máy bằng các từ “Có” và “Không” trong bộ nhớ. Nhà sản xuất RDI ví Halcyon với bộ não nhân tạo trong bộ phim giả tưởng nổi tiếng năm 2001 mang tên “A Space Odyssey” những các phản ứng của khách hàng không như mong muốn. Chỉ có 2 tựa game “Thayer's Quest” và “Raiders vs. Chargers” ,được tung ra cho hệ thống máy chơi game này trước khi hãng RDI bị phá sản mặc dù trước đó hãng đã cho ra mắt nhiều phiên bản chơi thử các game mới cho máy. 7. Philips CD-i Chơi điện tử trên đĩa CD-ROM là một ý tưởng thú vị của hãng Philips nên máy chơi điện tử Philips CD-i đã được ra mắt công chúng năm 1991. Hãng Philips đã sáng tạo ra một chuẩn đĩa CD mới để ghi nội dung chơi game của hãng và đã cấp bằng sáng chế nền tảng này cho các hãng sản xuất khác. Hậu quả là một vài năm sau, có quá nhiều các hãng sản xuất điện tử tiêu dùng sản xuất các máy chơi game CD-i tạo nên sự hỗn loạn giả thật. Thiết kế cồng kềnh, phần mềm hỗ trợ kém, chất lượng hình ảnh không hấp dẫn và tay cầm điều khiển không thuận tiện đã khiến Philips CD-I không thể tiến xa hơn. |