Bài 2: Hành trình tìm lại tên cho anh
Cứ mỗi lần từng hài cốt,Đưacácanhvềket qua cup nha vua tay ban nha từng kỷ vật được tìm thấy, đưa lên khỏi lòng đất là từng ấy lần những người tham gia khai quật lại như nấc nghẹn, đôi mắt ngấn lệ, niềm đau xen lẫn niềm vui. Gần nửa thế kỷ trôi qua, hơn 100 con người anh dũng kiên cường giờ chỉ còn lại nắm xương tàn và chút kỷ vật ít ỏi... Tìm được nơi các anh ngã xuống đã khó, tìm lại được tên cho các anh còn khó gấp ngàn lần. Và hành trình gian nan đó đã bắt đầu...
“Alô, cho tôi xin hỏi, có phải số điện thoại này là của anh Tạ Xuân Thu, người từng tham gia Trung đoàn 3, Sư đoàn 9 thuộc Bộ Tư lệnh Miền không ạ”. “Vâng, đúng rồi”. “À! Chúng tôi mới đào được 4 hố chôn tập thể đồng đội của anh đã ngã xuống trong trận đánh ngày 21-11-1965 tại Làng 10, Dầu Tiếng…”. Đầu dây bên kia bỗng im lặng, không tiếng trả lời... “Alô, alô, bác Thu còn đó không ạ”... “À, vâng tôi đây!”. Đó là một trong số hàng trăm cuộc điện thoại mà ông Nguyễn Thanh Hà, Phó ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 2, Sư đoàn 9 (đoàn Đồng Xoài) đã thực hiện để hy vọng tìm được danh sách các liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến ác liệt ngày 21-11-1965 tại Làng 10 - Dầu Tiếng (nay là ấp Đồng Trai, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng).
Không quản ngại cái nắng như đổ lửa của những ngày cuối mùa khô, lực lượng tìm kiếm, quy tập hài cốt các liệt sĩ tại Làng 10 - Dầu Tiếng vẫn nhẫn nại tìm kiếm từng mẫu xương, di vật còn lại của các anh. Ảnh: THANH LIÊM
Và sau cuộc điện thoại ngắn ngủi đó, bao nhiêu hồi ức trong lòng ông Tạ Xuân Thu lại tràn về. Ông lục tìm trong khối tài sản vô giá của mình trong những ngày tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ cuốn nhật ký ghi lại tất cả những trận đánh ông đã tham gia. “À, đây rồi!”. Ông Thu reo lên! Những cái tên liệt sĩ Nguyễn Văn Quý, Nguyễn Văn Đáng, Nguyễn Văn Dự, Nguyễn Văn Nhang, Phạm Văn Nhỏ... vẫn còn rõ mồn một. Niềm vui vỡ òa và ông đã nhanh chóng thu xếp vào Nam để gặp mặt các anh.
Ông Tạ Xuân Thu chia sẻ: “Đáng lý tôi phải vào từ hôm quy tập mộ các anh nhưng do gấp quá, phải thu xếp công việc nên giờ mới vào được…”. Từ tỉnh Vĩnh Phúc, ông Tạ Xuân Thu vào Nam với hành trang quý giá nhất là cuốn nhật ký được lưu giữ từ năm 1964. Lật giở từng trang nhật ký, ông Thu bảo, cuốn sổ này đã theo ông từ năm 1964 đến giờ. Trong đó, ông ghi chép cẩn thận từng trận đánh đã tham gia và họ, tên, đơn vị của cán bộ, chiến sĩ hy sinh, bị thương trong từng trận đánh tại Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Đồng Xoài... Đôi mắt già nua đỏ hoe, ngấn lệ, ông Tạ Xuân Thu kể tiếp: “Trận đánh ngày 21-11-1965 rất ác liệt. Do trinh sát ta không nắm được số lượng địch, dẫn đến cuộc chiến không tương quan lực lượng nên chúng ta đã bị thiệt hại nặng nề. Tiểu đội 7 hy sinh gần hết. Sau đó, đơn vị rút ra mà lòng chúng tôi đau nhói, bởi phải bỏ lại xác đồng đội nơi chiến trường ác liệt. Và phải 50 năm sau, các anh mới được tìm thấy dưới mương nước lạnh lẽo kia…”.
Ông Huỳnh Trung Hiến, hiện ở TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long cũng vậy, sau khi hài cốt các liệt sĩ được đào lên, biết bao đêm ông trằn trọc không ngủ. Rời quê, ông ở luôn tại nhà ông Nguyễn Văn Hạnh ở huyện Dầu Tiếng. Ông nói: “Khi nghe ông Hạnh bảo có 4 mộ liệt sĩ ở Làng 10 - Dầu Tiếng chôn hồi tháng 11-1965 tui mừng lắm. Tui biết chắc đó là đồng đội mình. Vì vậy, tui cùng anh Hà, anh Hạnh... quyết tâm tìm cho được, đào cho được”. 4 mộ liệt sĩ đã được tìm thấy, khai quật, nhưng với ông Huỳnh Trung Hiến vẫn thấy còn nhiều trách nhiệm. Ông mày mò, tìm kiếm ở khắp các tỉnh, thành ở miền Tây Nam bộ. Không chỉ gõ cửa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan quân đội..., ông còn tìm đến các Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh nhờ giúp đỡ. Bởi theo ông, Hội Liên hiệp Phụ nữ ít nhiều họ sẽ biết bởi vì chồng họ, con họ có tham gia chiến trường đó.
2 trang nhật ký ghi đầy đủ tên thương binh, liệt sĩ trong trận đánh Làng 10 - Dầu Tiếng ngày 21-11-1965 vẫn còn được ông Tạ Xuân Thu cất giữ cẩn thận. Ảnh: T.THẢO
Bù đắp cho những công sức đó, sau hơn 1 tháng tìm kiếm miệt mài, đến nay các ông đã có trong tay 40 họ, tên liệt sĩ. Ông Hà xúc động nói: “Ban Liên lạc đã tiến hành tìm kiếm, truy tập mộ liệt sĩ được hơn chục năm nay nên tôi có danh sách rất nhiều đồng chí, đồng đội ở các tỉnh, thành. Qua tìm kiếm, tất cả các nguồn tin có thể tin cậy, tôi chỉ tìm được 40 người, có khi có tên không họ, có khi chỉ biết thứ theo cách gọi của người miền Nam. Địa chỉ thì người có, người không bởi danh sách này chủ yếu do đồng chí, đồng đội của các anh cung cấp... 50 năm trôi qua chứ ít ỏi gì đâu. Bản thân người còn sống từng đã tham gia biết bao trận chiến, có thêm biết bao đồng chí, đồng đội hy sinh, cũng khó mà nhớ hết được. Cho nên, tìm được tên 40 liệt sĩ đã là quá may mắn. Trong danh sách 40 liệt sĩ, đã tìm được 3 liệt sĩ có địa chỉ rõ ràng, thân nhân đang thờ cúng. Tất cả đều ở tỉnh Bến Tre…”.
Ngày nhận được tin mừng, ông Đặng Đức Tính đang thờ cúng liệt sĩ Văn Lộc Trừ ở xã Lương Phú, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre mừng lắm. Bởi 50 năm trôi qua, cái mà gia đình ông có được chỉ là tờ giấy báo tử. Ông tâm sự: “Nay gia đình tôi đã cảm thấy yên lòng khi đã tìm được xác của chú ấy. Tuy không nguyên vẹn nhưng cũng là sự an ủi to lớn cho gia đình. Từ đây, chúng tôi đã biết chính xác nơi chú ấy ngã xuống…”. Còn bà Đặng Thị Mai Phương, chị của liệt sĩ Đặng Văn Liệt ở xã Hòa Lộc, huyện Mõ Cày Bắc, mặc dù rất vui nhưng vẫn chưa tin đây là sự thật. Mỗi lần, có người điện thoại hỏi thăm là bà lại nước mắt giọt ngắn, giọt dài. Liệt sĩ Đặng Văn Liệt là người em duy nhất của gia đình có đến 4 chị em gái. 50 năm qua, bà đã nhiều lần tìm kiếm, dò tìm tung tích của người em nhưng vẫn bặt vô âm tín.
Vẫn biết rằng, 40 tên liệt sĩ đã tìm là còn quá ít ỏi và hành trình tìm lại tên cho các anh đang được tiếp tục. Mong rằng, với trách nhiệm cao của các cơ quan chức năng, bằng trách nhiệm, nghĩa tình đồng đội sâu sắc, tên các liệt sĩ còn lại trong trận đánh này sẽ tiếp tục được tìm thấy để an ủi hương hồn các anh và xoa dịu nỗi đau người thân của các anh đang sống.
* Thiếu tướng NGUYỄN MINH CHỮ, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 9: Việc tìm tên các liệt sĩ sẽ còn tiếp tục
Thời gian trôi qua đã quá lâu nên việc xác định đầy đủ danh sách liệt sĩ là rất khó khăn. Tôi nghĩ, việc tìm thấy 4 mộ tập thể và xác định tên được 40 liệt sĩ đã là một thành công rất lớn. Ở đây có công lao, trách nhiệm của nhiều các cơ quan liên quan, nhất là các cựu chiến binh, những bà con sống ở Làng 10 - Dầu Tiếng.
Sau khi làm việc với các tỉnh, thành để tìm danh sách, số lượng, chúng tôi xác định việc tìm đầy đủ tên, số lượng như mong muốn là rất khó bởi đã trải qua thời gian quá lâu. Tuy nhiên, phải xác định đây là việc chúng ta cần làm, vì vậy danh sách liệt sĩ sẽ không dừng lại ở con số 40. Hy vọng rằng, thời gian tới danh sách này sẽ dài hơn, nhiều hơn để an ủi vong linh của các anh và làm nhẹ lòng người đang sống.
* Thiếu tướng NGUYỄN MINH HOÀNG, Phó Chủ nhiệm Cục Chính trị, Quân khu 7: Để các anh được yên lòng...
Sau 50 năm mà chúng ta còn tìm được 4 mộ tập thể lớn như vậy là có công sức rất lớn của những người cựu chiến binh. Họ đã dành nhiều tâm huyết, thời gian cho công việc này. Mặc dù không biết được nhiều tên tuổi, nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng họ hầu hết là con em miền Tây Nam bộ. Vì vậy, những đơn vị có trách nhiệm sẽ khoanh vùng những liệt sĩ hy sinh đúng ngày này để tiếp tục tìm kiếm. Trước mắt, chúng ta có trách nhiệm tổ chức một lễ truy điệu và an táng trang trọng, ý nghĩa để các anh được yên lòng.
相关文章:
相关推荐:
0.4053s , 7602.0859375 kb
Copyright © 2025 Powered by Đưa các anh về…!_ket qua cup nha vua tay ban nha,Betway