Bình Dương tổ chức lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Kể từ ngày cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc,ầnsớmxâydựngKhulưuniệmcụPhóbảngNguyễnSinhSắkết quả bóng đá v league 2024 thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặt chân đến đất Thủ - Bình Dương đến nay đã gần tròn một thế kỷ. Theo các tài liệu lịch sử, trong hành trình xuôi phương Nam để hoạt động truyền bá tư tưởng yêu nước, cụ đã đến nhiều nơi như Bình Thuận, Sài Gòn, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp… Năm 1923, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã đến vùng đất Thủ Dầu Một và lưu lại nơi này đến năm 1926. Trong khoảng thời gian đó, cụ không những đã đi khắp nơi bốc thuốc, chữa bệnh cứu người mà đặc biệt cùng với các nhà sư ở chùa Hội Khánh và những người yêu nước, cụ đã thành lập Hội Danh dự yêu nước. Đây là hội duy nhất được cụ thành lập ở Thủ Dầu Một.
Để thể hiện tấm lòng tôn kính và biết ơn sâu sắc đối với công lao, đạo đức, nhân cách cao cả của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, tỉnh Bình Dương đã có chủ trương xây dựng dự án Khu tưởng niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Đây là công trình không những có giá trị về mặt lịch sử văn hóa mà còn có ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
|
Thông qua các buổi thuyết pháp, giảng đạo, diễn thuyết…, Hội Danh dự yêu nước đã tích cực truyền bá tư tưởng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, lòng yêu quý đồng bào… Hoạt động của hội có sức lan tỏa mạnh mẽ và góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân đất Thủ, Sông Bé, Bình Dương.
Để thể hiện tấm lòng tôn kính và biết ơn sâu sắc đối với công lao, đạo đức, nhân cách cao cả của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, tỉnh Bình Dương đã có chủ trương xây dựng dự án Khu tưởng niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Đây là công trình không những có giá trị về mặt lịch sử văn hóa mà còn có ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Đồng chí Lê Văn Thái, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết thời gian qua sở đã phối hợp với trường Đại học Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh để tiến hành thiết kế khu tưởng niệm cũng như tính toán, xác định quy mô, diện tích xây dựng sao cho hài hòa với tầm vóc của công trình có ý nghĩa này.
Trao đổi về dự án này, đồng chí Nguyễn Thu Cúc, Chủ tịch UBND TP.Thủ Dầu Một, cho biết UBND thành phố có các buổi làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để phối hợp khảo sát, xác định phạm vi ranh giới dự án làm cơ sở xin chủ trương đầu tư. Sau khi có chủ trương đầu tư của UBND tỉnh, UBND thành phố sẽ tiến hành điều chỉnh quy hoạch phân khu, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất, tạo điều kiện cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện dự án.
Làm việc với lãnh đạo TP.Thủ Dầu Một và các sở, ngành liên quan mới đây, đồng chí Trần Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh một lần nữa nhắc lại sự cần thiết khi thực hiện dự án Khu tưởng niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các ngành liên quan khẩn trương tham vấn các đơn vị chuyên môn, như Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)... để tiến hành các bước tiếp theo. “Phải hết sức kỹ, đồng thời tiến hành theo đúng trình tự các bước và phải nhanh chóng hơn nữa…”, đồng chí Trần Văn Nam lưu ý các đơn vị liên quan về việc chuẩn bị các thủ tục liên quan trước khi khởi công dự án.
Cụ Nguyễn Sinh Sắc sinh năm 1862 ở làng Sen, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha mẹ mất sớm, khi 16 tuổi cụ được nhà nho Hoàng Xuân Đường ở làng Hoàng Trù (cũng thuộc xã Kim Liên) nhận nuôi và cho ăn học. Vốn thông minh, hiếu học, cụ sớm trở thành học trò giỏi có tiếng, được tôn là một trong “Nam Đàn tứ hổ” (gồm Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, Trần Văn Lương và Nguyễn Sinh Sắc). Năm 22 tuổi, cụ được cha mẹ nuôi gả con gái Hoàng Thị Loan. Có thể nói, đức độ, phẩm cách, đặc biệt là tư tưởng tiến bộ, yêu nước, trọng dân, yêu thương nhân dân của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã ảnh hưởng sâu sắc, trở thành tấm gương cho người con Nguyễn Sinh Cung, góp phần quan trọng hình thành nên nhân cách, chí hướng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành cũng như chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng cách mạng, tư tưởng đạo đức... của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.