Dù đã gần 90 tuổi,ặpngườichiếnsĩĐiệnBiênnămxưdự đoán newcastle nhưng ông Bùi Hữu Giao, một chiến sĩ Điện Biên năm xưa, hiện đang sinh sống ở phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một vẫn còn nhanh nhẹn, hoạt bát. Ông vẫn nhớ như in những ký ức của 70 năm trước khi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Tròn 70 năm đã qua kể từ chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nhưng ký ức của ông Bùi Hữu Giao về những ngày “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt/ Máu trộn bùn non…” vẫn còn nguyên vẹn. Chỉ vài dòng khơi gợi, những chuyện xưa lại ùa về trong ông như mới hôm qua… Kể với chúng tôi về ký ức chiến thắng Điện Biên Phủ, ông Giao cho biết ông quê ở Hoa Lư, Ninh Bình. Tháng 12-1953, khi đang là học sinh, thực hiện lời kêu gọi thanh niên lên đường nhập ngũ, ông đã hăng hái xung phong đi bộ đội. Ông nhập ngũ vào Tiểu đoàn 417, Trung đoàn 151, Binh chủng Công binh. Ông bảo, như báo cáo của Tổng Quân ủy Bộ Chính trị ngày 6-12-1953, “để tiến hành chiến dịch rất lớn này, ta có nhiều khó khăn, nhất là vấn đề đường sá”. Và bảo đảm đường sá là nhiệm vụ quan trọng số một để bảo đảm thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Với ông Bùi Hữu Giao, chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là bản anh hùng ca bất diệt, “một dấu mốc bằng vàng chói lọi” trong lịch sử dân tộc Việt Nam Theo lời ông kể, lúc bấy giờ, đơn vị của ông được giao nhiệm vụ ở ngã ba Cò Nòi - nơi giao nhau giữa Quốc lộ 37 và Quốc lộ 6 thuộc xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La; nơi mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói: “Ngã ba Cò Nòi là một cửa ải, tất cả những người ra trận đều phải vượt qua”. Đây là một thung lũng hẹp và sâu, hai bên là đồi đất, nằm ở tọa độ rất thuận lợi cho không quân Pháp đánh phá. Ngã ba Cò Nòi là nút giao thông quan trọng bậc nhất, được ví như “yết hầu trên tuyến lửa”. Tất cả mọi hoạt động chi viện lực lượng vận chuyển vũ khí, lương thực, dân công... từ Yên Bái sang, từ đồng bằng Bắc bộ lên Điện Biên Phủ đều phải qua điểm nút ngã ba trọng điểm này. Thực dân Pháp đã ra lệnh cho không quân bằng mọi cách phải biến ngã ba Cò Nòi thành “bãi lầy”, hòng cắt đứt con đường vận tải, tiếp tế vũ khí, lương thực, dân công… cho chiến trường Điện Biên Phủ. “Vì vậy tại khu vực này, thực dân Pháp đã ném bom ác liệt suốt từ sáng sớm đến chiều tối để chặn đường tiếp tế của ta. Trung bình cứ 13 phút địch lại ném bom bắn phá một lần, có ngày 300 quả bom phá, bom nổ chậm, bom napan, bom bướm đã được ném xuống đây. Và thời kỳ ấy, ngã ba Cò Nòi trở thành “tọa độ lửa”, nơi diễn ra cuộc đấu trí, đấu lực quyết liệt giữa ta và địch trên đường tới Điện Biên Phủ…”, ông Giao cho hay. Với quyết tâm bảo vệ thông suốt con đường huyết mạch, ngoài bộ đội công binh còn có khoảng 1.000 thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến thường trực. Dưới mưa bom, lửa đạn, bộ đội công binh, lực lượng thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến ở ngã ba Cò Nòi vẫn hiên ngang, dũng cảm làm nhiệm vụ, bảo đảm mạch máu giao thông ra tiền tuyến được thông suốt. Là lính công binh, đi trước về sau, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, đơn vị của ông tiếp tục ở lại ngã ba Cò Nòi làm nhiệm vụ. Tại đây, ông đã cùng đồng đội tháo gỡ hàng trăm quả bom do Pháp ném xuống còn sót lại, để bảo đảm an toàn cho vị trí giao thông đặc biệt quan trọng này. Với ông Bùi Hữu Giao, chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là bản anh hùng ca bất diệt, “một dấu mốc bằng vàng chói lọi” trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Và, ngã ba Cò Nòi là nơi ghi dấu ấn oanh liệt của các lực lượng làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” … THU THẢO |