Thảo luận về dự án Luật hôn nhânvà gia đình (sửa đổi),ộvìmụcđíchnhânđạodễbịbiếntướkèo valencia vấn đề mang thai hộ được nhiều đại biểu quan tâm và cónhiều ý kiến trái chiều. Nhiều đại biểu khẳng định, thực tế vẫn tồn trạng tìnhtrạng mang thai hộ lén lút, dẫn đến nhiều hệ lụy xấu cho xã hội. Do đó quy địnhvề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là cần thiết. Tuy nhiên, thực tế cũng chothấy, mang thai hộ ban đầu vì mục đích nhân đạo, song sau lại có thể mang mụcđích thương mại, vì thế Luật cần quy định chặt chẽ để tránh tình trạng này.
Mang thai hộ vì nhân đạo dễ bị thương mại hóa
Trao đổi với PV về quy định mangthai hộ vì lý do nhân đạo được quy định trong dự thảo Luật hôn nhân và gia đìnhsửa đổi, đại biểu Đinh Xuân Thảo, đoàn Hà Nội, Viện trưởng Viện nghiên cứu lậppháp của Quốc hội cho rằng, người ta có thể lợi dụng quy định này đểthương mại, cho nên phải tính tới các điều kiện để kiểm soát ngănchặn.
Còn nhiều tranh cãi trong vấn đề mang thai hộ tại nước ta (Ảnh minhhọa)
Theo ông Thảo, Luật lần nàychỉ cho mang thai hộ vì lý do nhân đạo. Đã là mang thai hộ thì trứngvà tinh trùng là phải của một đôi vợ chồng không thể sinh sản tựnhiên và kể cả nhân tạo cũng không làm được, do đó mới phải nhờngười khác mang thai và đẻ hộ.
“Người mang thai giúp thì cũng cần nghỉngơi, bồi dưỡng, do đó họ cần được bồi dưỡng, nhưng không được lợidụng để thương mại, đó không phải là một hợp đồng, nếu ngã giá baonhiêu tiền, vì mục đích thương mại là bị cấm”, ông Thảo khẳng định.Ông Thảo cũng cảnh báo, cái khó ở đây là chúng ta hướng tới mụcđích nhân đạo khi cho phép mang thai hộ, nhưng khi mở ra thì người tacó thể lợi dụng để làm những điều sai trái, vậy thì phải tính tớicác điều kiện để kiểm soát ngăn chặn.
Ông Thảo cũng nêu rõ: “Trườnghợp thai nhi phát triển không bình thường, sau khi sinh ra những ngườinhờ mang thai không nhận đứa bé đó thì sao? Hậu quả đó ai sẽ gánhchịu? Rồi có những trường hợp sinh đôi, hoặc sinh ba, mà những ngườinhờ mang thai chỉ muốn nhận một đứa trẻ, còn lại thì tính như thếnào?”.
Đại biểu Phạm Huy Hùng, đoàn HàNội, cho rằng khoa học đã chứng minh giữa người mang thai hộ và bào thai có sựgắn kết tình cảm. Thực tế, nhiều trường hợp mang thai hộ nảy sinh tình cảmtrong quá trình mang thai và chăm sóc trẻ nên không muốn trao lại trẻ cho bênnhờ mang thai hộ. Vì thế, dự thảo luật cần đưa ra chế tài xử phạt trong trườnghợp các bên vi phạm các điều kiện của mang thai hộ.
Đại biểu Phạm Thị Ý Nhi, đoàn HàNội cũng cho rằng, mang thai hộ là mục đích nhân văn, tuy nhiên sẽ có nhiều vấnđề phức tạp. Vì vậy, cần điều kiện quyền của người mang thai hộ. "Nếu giảsử người mang thai hộ sinh con ra lỡ đứa con bị bệnh, người nhờ mang thai hộlúc đó không nhận con thì giải quyết như thế nào? Vì vậy, cần có quy định cụthể”, đại biểu Ý Nhi nói.
Đẻ nhưng không trả con thì xử lý thế nào?
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh, đoànBình Định nêu ý kiến: Việc mang thai hộ liên quan đến vấn đề đạo đức, do đóluật cần quy định cụ thể từ khâu đăng ký với Nhà nước để mang thai hộ. Việcchăm sóc, theo dõi người mang thai hộ phải được tiến hành định kỳ hàng tháng đểđảm bảo sức khỏe người mang thai hộ và thai nhi, cũng như đề phòng trường hợpngay khi nhận mang thai hộ, người mang thai hộ lại có thai với người khác, sauđó lại đưa cho người nhờ mang thai hộ nuôi, dù có bị phát hiện thì sau này sẽrất khó phân trách nhiệm và lợi ích.
Đại biểu Nguyễn Thị Bạch Ngân,đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu đồng ý với quan điểm cho mang thai hộ, nhưng đề nghị Luậtcần quy định chặt chẽ về người nhờ và người mang thai hộ, tránh xung đột giữahai bên xảy ra sau này. Đặc biệt, cần quy định rõ trách nhiệm, quyền lợi củangười mang thai hộ. "Những vấn đề như người mang thai hộ bị tai biến, rủiro khi mang thai; sinh con ra họ muốn giữ con lạ đều phải quy định rõ để tránhrắc rối trong thực tiễn”, bà Ngân khẳng định.
Ông Đinh Xuân Thảo khẳng định:Làm thế nào để kiểm soát được đúng là mang thai hộ vì mục đíchnhân đạo là rất khó. Ngay cả mang thai hộ đúng là vì mục đích nhânđạo, nhưng sau khi đẻ xong mà người mẹ lại nhận luôn đứa con do mìnhđẻ ra và không trả lại cho những người nhờ mang thai hộ thì sẽ xửlý thế nào? Bởi vì chúng ta chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đíchnhân đạo, nghĩa là giúp nhau, chứ không phải là hợp đồng thương mại,vì thế cũng rất khó xử lý nếu có tranh chấp.
Trước những lo ngại, ngườimang thai hộ sau này muốn nhận con hoặc đứa con sau này muốn nhậnngười mẹ đẻ ra mình thì sẽ nảy sinh hệ lụy, vậy phải giải quyếtchuyện này thế nào? Theo ông Thảo, vấn đề này thì phải theo thỏathuận của bố mẹ đứa trẻ và người mang thai hộ.
“Nước ngoài họ cũng có quy định, ngườinhận nuôi ra điều kiện với bố mẹ đứa trẻ là cắt đứt mọi mối quanhệ. Khi ký kết với Việt Nam, cũng có nước ra điều kiện như thế,nhưng chẳng may đứa trẻ bị ngược đãi, quyền lợi của trẻ không đượcbảo đảm, thì làm sao có thể đưa đứa trẻ trở về với bố mẹ của nó,cho nên vấn đề này phải tính toán kỹ. Hay cũng có thể quy định khôngcho quan hệ qua lại một cách trực tiếp khi đứa trẻ chưa đủ 18 tuổi,còn sau khi đủ tuổi công dân rồi thì nó có quyền được biết về ngườimang nặng đẻ đau sinh ra mình, cái đó cũng tốt, nhưng dù sao cha mẹthì không thể thay thế được”, ông Thảo nhấn mạnh.
Mang thai hộ là trái thuần phong mỹ tục?
Tuy nhiên, đại biểu Nông Thị Lâm,đoàn Lạng Sơn lại nêu ý kiến chưa nên đưa việc chưa việc mang thai hộ vào Luật.Với quan niệm cũng như phong tục, tập quán của Việt Nam, việc đưa vào Luật vào thờiđiểm này là chưa cần thiết. Bà Nông Thị Lâm đề nghị nên khuyến khích các cặp vợchồng không có khả năng sinh con xin con nuôi.
Đại biểu Nguyễn Văn Pha, đoàn Nam Định cũngcho rằng: Không ai mang thai hộ người khác vì mục đích nhân đạo, mà cứ phải cótiền. Quy định mang thai hộ là cần thiết, nhưng không thực tế, khi nhiều cuộcmang thai hộ vì mục đích thương mại.
Theo ông Pha, đây là vấn đề nhạycảm, phức tạp, chưa phù hợp với văn hóa Việt Nam. Ranh giới giữa mục đích nhânđạo và thương mại chưa rõ ràng, nên nhiều vấn đề có thể gây xung đột.
Theo VOV