Hong Na-ri (35 tuổi) đang sống cùng chồng và hai con gái sinh đôi trong một căn hộ ba phòng ngủ ở Seoul. Họ đã sống trong những căn nhà đi thuê được 5 năm vì không đủ tiền mua bất động sản.
Giá căn hộ mà Hong đang thuê ở khu phố Songpa đã tăng hơn gấp đôi lên 1,ườiHànQuốcphảitiếtkiệmhàngchụcnămnếumuốnmuanhàbóng đá dự đoán8 tỷ won (1,6 triệu USD) kể từ khi gia đình cô chuyển đến khu vực này vào năm 2015.
"Khi tôi kết hôn (năm 2015), tôi đã nghĩ rằng giá nhà sẽ giảm xuống. Giờ đây, mọi người hỏi tôi tại sao không mua lấy một căn khi còn có thể. Điều đó khiến tôi lo lắng, nhưng tôi đâu thể làm gì được", nữ luật sư nói.
Hong cho biết với tổng thu nhập khoảng 6.700-10.000 USD/tháng, vợ chồng cô sẽ phải tiết kiệm hàng chục năm nếu muốn có nhà thủ đô. Trong khi đó, họ cũng không thể chuyển ra ngoài Seoul vì không có người trông trẻ, quá xa trường mầm non và nơi làm việc của hai vợ chồng.
Trong khi đó, Baek Seung-min, nhà thiết kế nội thất 35 tuổi đã yêu cầu vợ anh từ bỏ công việc điều dưỡng với mức lương 58 triệu won (48.000 USD) để "mở ra" cơ hội mua nhà cho cả hai sau khi chính phủ đưa ra một loạt biện pháp nhằm hạ nhiệt giá bất động sản đang tăng ở mức chóng mặt.
Baek hi vọng việc cắt giảm thu nhập của vợ anh trong một thời gian sẽ khiến thu nhập hàng năm của gia đình đủ thấp để đạt điều kiện hưởng ưu đãi mua nhà dành cho các cặp đôi mới cưới.
Dù vậy, Baek và vợ vẫn quyết định chuyển đến Incheon, cách nơi làm việc của họ ở Seoul 2 tiếng. Tuy xa xôi nhưng nơi đây có các quy định về vay vốn được nới lỏng hơn và giá căn hộ cũng rẻ hơn rất nhiều.
Theo trang thống kê Numbeo, bất chấp hơn 20 chính sách hạ nhiệt được chính phủ Tổng thống Moon Jae-in đưa ra, giá căn hộ ở Seoul đã tăng 74% kể từ năm 2017 - tốc độ nhanh nhất thế giới, vượt mức 12 triệu won/m2 (11.000 USD) trong năm 2020. Điều này đang đập tan giấc mơ có được một mái ấm riêng của nhiều gia đình trẻ - những người "mắc kẹt" ở Seoul vì công việc nhưng không đủ khả năng mua nhà.
Năm 2019, căn hộ ở các quận nhà giàu như Gangnam, Seocho, Songpa và các khu vực được săn đón ở Mapo, Yongsan và Seongdong vẫn dẫn đầu trong danh sách tăng giá. Thế nhưng, hiện tại giá nhà ở các khu vực tương đối bình dân thậm chí còn tăng cao hơn. Giá căn hộ ở Nowon tăng 33%, ở Gangbuk 31,4% và ở Dobong 28,4%, tăng với tốc độ nhanh hơn hẳn Gangnam (13,6%), Seocho (11%) và Songpa (16,9%).
Trong nhiều thập kỷ sau Chiến tranh Triều Tiên, người Hàn Quốc coi bằng cấp của một trường đại học top đầu và một căn hộ ở Seoul là cách nhanh nhất để gia nhập tầng lớp trung lưu. Điều này giải thích tại sao khoảng 3/4 số tài sản của các hộ gia đình là bất động sản. Nhưng giờ đây, nhiều người cho biết họ không thể mua một bất động sản ở Seoul, ngay cả với mức lương sáu con số.
Đại dịch đang khiến sự phân hóa giàu nghèo trở nên rõ ràng hơn. Trong khi đó, giá của những căn hộ bình dân lại tăng cao, khiến các hộ gia đình có thu nhập thấp ngày càng khó tiếp cận thị trường nhà ở. Cuối năm 2019, người trẻ Hàn Quốc phải tiết kiệm 16,5 năm để mua nhà.
Đến cuối năm 2020, khi giá của những ngôi nhà nhỏ có giá trị dưới 100 triệu won cũng tăng mạnh, các cặp vợ chồng dưới 39 tuổi có thu nhập trung bình phải tiết kiệm ít nhất 20 năm. So với năm 2018 và khi ông Moon nhậm chức, con số này chỉ là 15,3 năm và 11 năm.
Theo một cuộc khảo sát chung của các cổng thông tin việc làm JobKorea và Albamon, người Hàn Quốc ở độ tuổi 20 cho rằng việc mua nhà là "điều cần thiết". Mua nhà thậm chí là mục tiêu được ưu tiên hơn cả kết hôn, sinh con.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)